Nike và cuộc “thắt lưng buộc bụng”
Gã khổng lồ đồ thể thao của Mỹ được cho là sẽ sa thải khoảng 2% nhân viên toàn cầu, tương đương gần 1.700 người, nhằm cắt giảm 2 tỷ USD chi phí.
>>>Nike “quay xe”, xa dần chiến lược D2C
Mới đây, người phát ngôn của Nike cho biết trong một tuyên bố: “Động thái này giúp chúng tôi có thể điều chỉnh quy mô tổ chức của mình một cách phù hợp để có được những cơ hội tăng trưởng lớn nhất. Mặc dù những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2% tổng lực lượng lao động, chúng tôi rất biết ơn những đóng góp của tất cả các đồng đội tại Nike”.
Trên thực tế, cuộc cải tổ này của Nike đã được truyền thông nhận định từ năm ngoái, mọi việc chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Vào tháng 12 năm ngoái, Nike đã tuyên bố cắt giảm dự báo doanh thu và cắt giảm chi phí trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng người tiêu dùng trên toàn thế giới đang giảm chi tiêu. Công ty cho biết họ đang tìm kiếm khoản tiết kiệm lên tới 2 tỷ USD trong ba năm tới.
Hoạt động kinh doanh bán buôn của công ty cũng đang chịu áp lực dai dẳng khi các nhà bán lẻ kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho và cắt giảm đơn đặt hàng, làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, bất chấp sức mạnh của các cửa hàng và hoạt động kinh doanh trực tuyến của chính thương hiệu.
Bên cạnh đó, theo gã khổng lồ đồ thể thao, khách hàng đang thay đổi hành vi tiêu dùng, bỏ qua việc mua sắm tùy ý - như giày thể thao đắt tiền và quần áo thể thao - để chi tiêu vào những thứ cơ bản hoặc trải nghiệm như là các buổi hòa nhạc và du lịch.
Ngoài ra, Nike cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu mới nổi như Hoka và On Cloud.
Giám đốc tài chính của Nike, Matt Friend, cho biết triển vọng ảm đạm đang phản ánh những dấu hiệu cho thấy hành vi thận trọng hơn của người tiêu dùng trên toàn thế giới và ông cũng đề cập đến những trở ngại vĩ mô gia tăng ở Trung Quốc và châu Âu.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với những thách thức lớn, từ tiêu dùng lạc quan đến bất động sản sụt giảm và xuất khẩu yếu hơn. Trong khi đó, châu Âu đã tránh được suy thoái kinh tế nhờ tỷ suất lợi nhuận thấp nhất trong ba tháng cuối năm 2023, với nền kinh tế đi ngang. Tuy nhiên, tại Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã suy giảm lần đầu tiên vào năm ngoái kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
>>>Những xáo trộn trên băng ghế lãnh đạo của Nike
>>>Việt Nam sẽ thành “cứ điểm” toàn cầu của Nike?
Đáng chú ý, trong đợt cắt giảm lực lượng lao động toàn cầu này của mình, công ty có trụ sở tại Oregon không cung cấp số lượng công nhân sẽ bị ảnh hưởng. Theo báo cáo thường niên mới nhất, Nike đã tuyển dụng khoảng 83.700 người trên toàn thế giới tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2023.
Với 51% số lượng giày dép được sản xuất vào năm 2021, Việt Nam hiện là một cứ điểm toàn cầu lớn nhất của Nike. Con số này thậm chí tiếp tục tăng lên vào năm 2022, khi Nike đã tăng số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam lên 155 từ con số 138 nhà cung cấp.
Tất cả ba sản phẩm trụ cột của Nike đều được sản xuất tại Việt Nam bao gồm: Giày dép, quần áo và thiết bị thể thao, bao gồm cả các sản phẩm mang nhãn hiệu Converse và Nike.
Hiện tại, khoản đầu tư lớn nhất của Nike tại Việt Nam là may mặc với 71 nhà máy sản xuất hàng may mặc. Ngoài ra, còn có 13 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao cho Nike với 11 nhà máy ở miền Nam và 2 nhà máy ở miền Bắc Việt Nam.
Việt Nam cũng là nhà sản xuất chính của giày dép Nike với 13 nhà máy trên khắp đất nước sản xuất mọi thứ, từ giày chạy bộ đến giày thể thao. Tổng cộng Nike hiện có 155 nhà máy tại Việt Nam trong danh sách các nhà cung cấp của mình. Phần lớn các nhà máy này ở miền Nam Việt Nam và chủ yếu là trong và xung quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm
Nike: Nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại Lotte Mall West Lake
20:00, 13/01/2024
Thấy gì từ “cuộc đổ bộ” mới của loạt thương hiệu quốc tế đình đám như Nike, Lush?
18:30, 13/06/2023
Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s
04:30, 15/02/2023
Vì sao Nike “thích” Việt Nam?
11:30, 31/01/2023
Việt Nam sẽ thành “cứ điểm” toàn cầu của Nike?
09:31, 07/12/2022