Khởi nghiệp chuỗi Cafe: CEO Go-Viet được quỹ ngoại rót vốn
Theo Deal Street Asia, Chuỗi Révi Coffee & Tea vừa huy động vốn thành công từ quỹ TNB Aura có trụ sở tại Singapore, cùng các quỹ đầu tư và tổ chức trong nước như Touchstone Partners, Ai Viet Venture.
>>>Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Việc chuỗi Révi Coffee & Tea được quỹ ngoại rót vốn đã đánh dấu sự trở lại của dòng vốn ngoại vào thị trường chuỗi cafe Việt Nam.
Quỹ đầu tư TNB Aura từng rót vốn cho các dự án khởi nghiệp của Việt Nam như AI Health (Telehealth), Finhay (Fintech), Gimo (Fintech), Propzy (Protech), T&C Logistics (Logistics), Tech Coop (Scout), Teko - VNShop (E-Commerce) và Vuihoc.vn (Edutech), trước khi rót vốn vào Révi Coffee & Tea.
Chuỗi Révi Coffee & Tea do các cựu lãnh đạo GoViet là ông Nguyễn Vũ Đức và bà Nguyễn Bảo Linh sáng lập đã khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 5/2023, đến nay đã có 7 chi nhánh tại Hà Nội và 1 cửa hàng tại TP.HCM. Mặt bằng tập trung chủ yếu tại chân các tòa nhà lớn như Capital Place (Liễu Giai), Sky City Towers (Láng Hạ), Leadvisors Place (Lý Thái Tổ), The West (Cầu Giấy) hay Keangnam Landmark Tower 72 (Phạm Hùng) theo mô hình quầy bán mang đi.
Thương hiệu tự định vị là chuỗi cà phê chất lượng cao, giá cả hợp lý với dịch vụ thuận tiện và nhanh chóng nhờ áp dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt từ những ngày đầu tiên. Bên cạnh đó, Révi Coffee & Tea là chuỗi cà phê công nghệ cho phép khách hàng đặt và lấy mang đi đầu tiên ở Việt Nam, với không gian nhỏ, không có nhiều chỗ ngồi, nhắm vào tệp khách hàng mang đi.
>>Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Ông Nguyễn Vũ Đức tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Thống kê và Tin học Moscow (MESI) của Nga vào năm 2003. Giai đoạn tháng 10/2003 đến tháng 8/2013, ông làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Trong khoảng 10 năm công tác tại nhà băng này, ông Đức đã trải qua nhiều bộ phận khác nhau như định chế tài chính, bán lẻ, điện tử và quản lý vận hành.
Sau khi nhận được học bổng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Harvard, ông sang Mỹ du học từ năm 2013 đến 2015. Vị này cũng từng có thời gian thực tập tại hãng gọi xe Uber.
Năm 2018, ông Đức nổi tiếng nhờ đưa thành công ứng dụng gọi xe số một tại Indonesia về Việt Nam dưới cái tên GoViet. Tuy nhiên chỉ một năm sau đó, vị lãnh đạo quyết định rời công ty và chuyển sang làm việc tại MoMo - “kỳ lân” trong lĩnh vực thanh toán - vào năm 2020.
Chuỗi Révi Coffee hoạt động từ giữa tháng 9/2023, người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Bảo Linh - cũng là người cũ của GoViet.
Theo nghiên cứu của Euromonitor cho thấy, thị trường chuỗi F&B tại Việt Nam có quy mô khoảng 1,3 tỷ USD/năm. Trong khi đó, khi nhắc đến cà phê, Việt Nam nổi tiếng là một thị trường chật chội với số lượng quán cà phê không đếm xuể từ các mô hình chuỗi cho tới những quán vỉa hẻ hay hộ kinh doanh đơn lẻ.
Tháng 8/2022, tập đoàn Masan Group tăng sở hữu tại chuỗi đồ uống Phúc Long Heritage từ 51% lên 85% với giá trị 154 triệu USD, vài tháng sau khi nâng tỷ lệ sở hữu từ 20% lên 51% với giá 110 triệu USD. Masan Group lần đầu mua 20% cổ phần của Phúc Long Heritage với giá 15 triệu USD vào năm 2021.
Năm 2020, Seedcom, chủ sở hữu The Coffee House, đã huy động thêm vốn từ ReDefine Capital Fund, chi nhánh Singapore của Quỹ Đổi mới Công nghệ Điện tử Thương mại Thế giới (eWTP) của Trung Quốc. Một năm sau, Seedcom tiếp tục huy động vốn từ KVision, công ty nắm giữ đầu tư của Ngân hàng Kasikornbank của Thái Lan.
>>“Chìa khóa” đột phá cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Theo đánh giá của Momentum Works, thị trường chuỗi cà phê Việt Nam hiện xếp thứ 3 toàn khu vực, với quy mô khoảng 570 triệu USD, cao hơn các quốc gia như: Singapore, Malaysia và Philippines.
Trong đó, 4/5 các chuỗi đồ uống hiện đại dẫn đầu Việt Nam thuộc sở hữu các doanh nghiệp trong nước, gồm: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House và Phúc Long. Đáng chú ý nhất, Starbucks là thương hiệu ngoại góp mặt trong nhóm năm chuỗi đồ uống hiện đại tại Việt Nam, với hơn 100 cửa hàng ở 9 tỉnh, thành phố. Thị trường cafe Việt Nam cũng chứng kiến nhiều thương vụ lớn diễn ra, cũng như việc có thêm những cái tên mới tham gia thị trường.
Có thể bạn quan tâm