Thấy gì từ quyết định đưa tiếng Trung vào giảng dạy?

PHẠM TUẤN 21/02/2024 10:46

Muốn ổn định, phát triển thì việc đầu tư cho giáo dục là yếu tố hết sức quan trọng tạo tiền đề nền tảng cho sự hội nhập phát triển.

>>“Vun đắp” nền tảng quan hệ Việt - Trung

Nhìn ra nhiều khu vực trên thế giới hiện tại đang đắm chìm trong khói lửa chiến tranh như ở Ukraine, dải Gaza, xung đột liên miên tại chảo lửa Trung Đông… người dân lầm than trong cảnh mưa bom, bão đạn, cửa nhà tan nát, chết chóc, mất mát đau thương chồng chất… Càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình, an vui và khâm phục đường lối ngoại giao của Việt Nam từ chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Tuyệt đối tránh xung đột quân sự, tránh bị cô lập về ngoại giao, kinh tế đồng thời giữ vững chủ quyền lãnh thổ, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị để phát triển.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT phê duyệt sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Muốn ổn định, phát triển thì việc đầu tư cho giáo dục là yếu tố hết sức quan trọng tạo tiền đề nền tảng cho sự hội nhập phát triển.

Ngày 01 tháng 12 năm 2023 Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt sách giáo khoa trong đó có sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 trong cơ sở giáo dục phổ thông. Ngoài tiếng Anh, học sinh tiểu học có thể lựa chọn học tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc tiếng Trung Quốc khi học thêm ngoại ngữ ngoài tiếng Việt. Chương trình học từ lớp 3 đến lớp 12 nếu theo học đủ thời gian. Học sinh sẽ nắm bắt sử dụng thành thạo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cùng kiến thức ngôn ngữ về ngữ âm, chữ Hán, bài luận, ngữ pháp...

Người dân Việt Nam và người dân Trung Quốc luôn mong muốn hoà bình, ổn định, phát triển. “Hoà khí sinh tài lộc”, hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hoá, quan hệ giao thương buôn bán ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực. Tiếng Trung là tiếng có số người sử dụng nhiều nhất trên thế giới (trên 1.4 tỷ người). Nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ với tốc độ đáng kinh ngạc trên mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, logistics, chế tạo máy, công nghệ cao. Trung Quốc là đối tác quan trọng với nhiều cường quốc trên thế giới, năng lực sản xuất hàng hoá hết sức dồi dào.

Văn hoá Trung Quốc từ phong tục, tập quán đến văn học, phim ảnh, hội hoạ, ẩm thực… có nhiều nét tương đồng Việt Nam, tiếng Trung là ngôn ngữ có chiều sâu, tính giáo dục rất cao. “Biết thêm một ngoại ngữ là được sống thêm một cuộc đời”, học tiếng Trung để hiểu về văn hoá, tiếp cận văn minh Hoa Hạ là điều hết sức cần thiết.

Để đảm bảo sự hợp lý cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng tiếng Trung đối ứng khách du lịch Trung Quốc, giao thương buôn bán, có thể phân bổ ưu tiên giảng dạy tại nơi có nhiều người gốc Hoa, khu vực biên giới, cửa khẩu giao thương với Trung Quốc.

>>Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Việt - Trung

Việc đưa tiếng Trung vào giảng dạy trong chương trình phổ thông là việc thực hiện theo kế hoạch đào tạo ngoại ngữ của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cho nên hãy gạt bỏ những luận điệu sai trái của số ít đối tượng luôn bóp méo, thổi phồng, xuyên tạc chính sách của nhà nước, chính quyền kêu gào “bài Hán, thoát Trung”, hay nếu bỏ tiếng Anh dạy tiếng Trung Quốc là sẽ làm “nô lệ cho Trung Quốc”…

Nhân dân Việt Nam cùng nhân dân Trung Quốc là bạn. Tình hữu nghị giữa hai quốc gia cần được giữ gìn, chỉ có chính sách của nhà cầm quyền có thể thay đổi nên chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác và học hiểu tiếng Trung cũng là cách để bảo vệ độc lập chủ quyền khi ta hiểu văn hoá cũng như cách hành xử của họ để có cách ứng xử cho phù hợp.

Vị trí địa lý của Việt Nam hết sức nhạy cảm, nằm sát bên người láng giếng khổng lồ là Trung Quốc, cách hành xử phải kiên quyết khôn khéo mới tránh được hoạ binh đao. Những kẻ kêu gào xuyên tạc chính sách nhà nước mới chính là những kẻ độc ác, hại nước, hại dân. Chúng muốn reo rắc sự hoài nghi trong nhân dân dưới cái vỏ bọc mỹ miều mang danh yêu nước, bảo vệ dân tộc.

Thực sự yêu nước thì hãy làm giàu chính đáng, đóng góp xây dựng cho đất nước hùng cường mạnh mẽ, xây dựng tiềm lực quân sự, kinh tế vững mạnh, góp phần loại bỏ điều xấu, tích cực phòng chống tham nhũng, dũng cảm đấu tranh vì tập thể thay vì gào lên kích động những luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương đường lối đúng đắn của nhà nước, chính quyền.

Hội nhập mới phát triển, nhu cầu học ngôn ngữ của đối tác là nhu cầu tất yếu và bình đẳng, học sinh có thể có lựa chọn ngôn ngữ mình yêu thích có thế mạnh, chứ không hề bị bắt ép bằng được phải học tiếng Trung.

Quyết định này của Bộ Giáo dục & Đào tạo là quyết định đúng đắn, phù hợp hãy mạnh dạn triển khai với sự ủng hộ của số đông nhân dân và học sinh.

Vấn đề cấp thiết là nhanh chóng đào tạo được số giáo viên dạy tiếng Trung đạt chuẩn, trường sư phạm cần mở lại khoa sư phạm tiếng Trung để đáp ứng được yêu cầu.

Chương trình kế hoạch giảng dạy phải được xây dựng cẩn trọng tỉ mỉ để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Việc cần làm đầu tiên là xây dựng đội ngũ giáo viên có thể đảm nhiệm được công tác giảng dạy với hai tiêu chí là năng lực tiếng Trung và năng lực sư phạm, có được đội ngũ này thì mới xây dựng được chương trình, số tiết học tiếng Trung cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • “Vun đắp” nền tảng quan hệ Việt - Trung

    02:00, 16/12/2023

  • Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Việt - Trung

    03:00, 20/11/2023

  • Giao lưu hợp tác kết nối giao thương Việt - Trung

    11:10, 25/07/2023

  • Việt - Trung thí điểm du lịch khu thác Bản Giốc - Đức Thiên

    12:01, 16/09/2023

PHẠM TUẤN