Giá trị truyền thống từ Lễ hội Phết Hiền Quan

THANH TRÀ 23/02/2024 09:11

Hội Phết Hiền Quan đã trở thành truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc với lòng dũng cảm, mưu trí, nhanh nhẹn và linh hoạt trong thời chiến cũng như thời bình.

Hiền Quan là nơi lưu giữ nhiều di sản, truyền thống văn hóa lịch sử có giá trị. Một trong những di sản văn hóa đặc sắc đó chính là Lễ hội Phết Hiền Quan được tổ chức vào ngày 12,13 tháng Giêng hàng năm.

Hội làng nói chung và lễ hội Phết Hiền Quan nói riêng ngoài ý nghĩa để mọi người cùng nhau tưởng nhớ những vị anh hùng có công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, mà còn mang đậm đời sống tâm linh, thể hiện rõ rệt bản sắc dân tộc Việt Nam. 

Việc tổ chức các hoạt động Lễ hội Phết Hiền Quan nhằm thể hiện lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của Nữ tướng Thiều Hoa cùng các Tướng lĩnh, nghĩa quân của Bà, đã có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán, giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

Việc tổ chức các hoạt động Lễ hội Phết Hiền Quan nhằm thể hiện lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của Nữ tướng Thiều Hoa cùng các Tướng lĩnh, nghĩa quân của Bà, đã có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán, giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

Tương truyền, để rèn luyện quân sĩ, Thiều Hoa Công chúa sáng lập ra việc đẽo gốc tre thành hình tròn (quả to gọi là phết, nhỏ hơn gọi là quả chúi), chia quân ra để đánh phết. Theo đó, hai bên (thanh niên, trai tráng trong làng) sẽ thi thố tài năng, tìm cách cướp và đưa quả phết (hoặc chúi) ra khỏi phạm vi quy định để giành phần thắng.

Tương truyền, để rèn luyện quân sĩ, Thiều Hoa Công chúa sáng lập ra việc đẽo gốc tre thành hình tròn (quả to gọi là phết, nhỏ hơn gọi là quả chúi), chia quân ra để đánh phết. Theo đó, hai bên (thanh niên, trai tráng trong làng) sẽ thi thố tài năng, tìm cách cướp và đưa quả phết (hoặc chúi) ra khỏi phạm vi quy định để giành phần thắng.

Hình ảnh người dân tấp nập tham gia Lễ rước kiệu Lễ hội Phết Hiền Quan.

Hình ảnh người dân tấp nập tham gia Lễ rước kiệu Lễ hội Phết Hiền Quan.

Lễ hội gồm 4 phần: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân và cướp phết. Lễ rước kiệu được tiến hành từ 12 giờ ngày 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả phết, quả chúi được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày mùng 10-10 âm lịch.

Lễ hội gồm 4 phần: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân và cướp phết. Lễ rước kiệu được tiến hành từ 12 giờ ngày 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả phết, quả chúi được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày mùng 10-10 âm lịch.

Kiệu được các “binh sĩ” hộ tống từ đình ra đền chính.

Kiệu được các “binh sĩ” hộ tống từ đình ra đền chính.

Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là ông Tiên Chỉ (người được dân làng lựa chọn) và các bậc cao niên trong làng.

Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là ông Tiên Chỉ (người được dân làng lựa chọn) và các bậc cao niên trong làng.

Hình ảnh các bô lão trong làng thành kính thực hiện các nghi lễ phần tế lễ theo phong tục truyền thống.

Hình ảnh các bô lão trong làng thành kính thực hiện các nghi lễ phần tế lễ theo phong tục truyền thống.

Sau khi tế lễ xong, người dân sẽ tiếp tục tiến hành lễ kéo quân. Đoàn “binh sĩ” nam có, nữ có, mình mặc áo giáp vàng, đầu đội nón lá, chân quấn xà cạp, đeo giày mũi hài, tay cầm long đao, cờ xúy. Lễ kéo quân được diễn đi diễn lại 3 vòng rồi lại tề tựu giữa sân đền, cùng hò reo vui mừng chiến thắng. 

Đông đảo người dân háo hức đón xem lễ kéo quân diễn ra tại lễ hội.

Đông đảo người dân háo hức đón xem lễ kéo quân diễn ra tại lễ hội.

Lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ cướp phết. Quả phết (phía trên) có đường kính khoảng 6 -7 cm, còn quả chúi (phía dưới) đường kính khoảng 4 -5 cm.

Lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ cướp phết. Quả phết (phía trên) có đường kính khoảng 6 -7 cm, còn quả chúi (phía dưới) đường kính khoảng 4 -5 cm.

Trước đây khi lễ hội có phần cướp phết, thanh niên trai tráng trong vùng thường giành nhau, với niềm tin ai đem quả phết về nhà sẽ có một năm mới may mắn.

Trước đây khi lễ hội có phần cướp phết, thanh niên trai tráng trong vùng thường giành nhau, với niềm tin ai đem quả phết về nhà sẽ có một năm mới may mắn.

Phần chơi cướp phết vẫn được tiến hành cho tới năm 2019, đám đông mất trật tự và không thể kiểm soát khiến cho lực lượng an ninh buộc phải tạm dừng hoạt động. Cho tới hiện nay phần chơi cướp phết vẫn bị đình chỉ bởi không đảm bảo các điều kiện tổ chức lễ hội văn minh, an toàn.

Phần chơi cướp phết vẫn được tiến hành cho tới năm 2019, đám đông mất trật tự và không thể kiểm soát khiến cho lực lượng an ninh buộc phải tạm dừng hoạt động. Cho tới hiện nay phần chơi cướp phết vẫn bị đình chỉ bởi không đảm bảo các điều kiện tổ chức lễ hội văn minh, an toàn.

Việc dừng tổ chức hoạt động cướp phết đã gây tiếc nuối cho một bộ phận người dân tham dự Lễ hội Phết Hiền Quan. Tuy nhiên thì đây vẫn luôn là một lễ hội đẹp gìn giữ được những nét đặc sắc trong văn hóa của đất nước ta, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống bất khuất của người Việt trong công cuộc dựng nước, giữ nước.

Việc dừng tổ chức hoạt động cướp phết đã gây tiếc nuối cho một bộ phận người dân tham dự Lễ hội Phết Hiền Quan. Tuy nhiên thì đây vẫn luôn là một lễ hội đẹp gìn giữ được những nét đặc sắc trong văn hóa của đất nước ta, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống bất khuất của người Việt trong công cuộc dựng nước, giữ nước.

THANH TRÀ