Sôi động thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam
Sự thay đổi trong lối sống và thói quen ẩm thực của người Việt cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu toàn cầu, đã tạo ra một thị trường đồ ăn nhanh sôi động tại Việt Nam.
>>>Mô hình đồ ăn nhanh đang sụp đổ?
Để khám phá thói quen tiêu dùng của người Việt, mới đây nền tảng Cốc Cốc đã nghiên cứu cơ sở dữ liệu với 29 triệu người dùng trên trình duyệt và công cụ tìm kiếm, đồng thời tiến hành khảo sát trên 973 đáp viên bằng bảng khảo sát trực tuyến trên nền tảng.
Báo cáo “Mở khóa ngành hàng đồ ăn nhanh” của Cốc Cốc đã đưa ra góc nhìn tổng thể về quan điểm và hành vi mua sắm của người dùng đối với nhóm ẩm thực này.
Theo báo cáo của Cốc Cốc, thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam có lượng tiêu thụ rất lớn khi có đến 45% người được hỏi cho biết họ sử dụng đồ ăn nhanh hàng ngày hoặc hàng tuần. Độ tuổi 18-21 có xu hướng tiêu thụ cao nhất, đặc biệt là đối với nam giới. Con số này được ghi nhận cao hơn tại khu vực miền Trung và miền Nam, đặc biệt là tại các khu vực thành thị.
Đối với ngành hàng này, hầu hết người tiêu dùng đều có thói quen ăn uống theo nhóm. Tuy nhiên, xuất phát từ thói quen sinh hoạt, xu hướng thưởng thức đồ ăn nhanh cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Độ tuổi sinh viên thường đi ăn cùng bạn bè, độ tuổi học sinh & gia đình trẻ thường đi ăn cùng gia đình, trong khi nhóm người đi làm từ 22 - 29 tuổi lại lựa chọn ăn một mình.
Ngoài ra, tiêu chí lựa chọn món ăn cũng ghi nhận sự khác biệt giữa các thế hệ - giới tính: Khi người trẻ dưới 18 tuổi lựa chọn những món ăn ngon thì người trưởng thành lại ưu tiên tính nhanh, tiện lợi. Đồng thời, có tới 61.2% nữ giới chọn Đồ ăn nhanh vì lý do hợp khẩu vị, trong khi con số này ở nam giới chỉ chiếm 45%.
Rõ ràng, sự nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi trong việc thưởng thức là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với khách hàng, vượt qua cả yêu cầu về hợp khẩu vị, kế tiếp đó mới là các yếu tố về giá cả và khuyến mãi.
Cũng theo báo cáo của Cốc Cốc, những thương hiệu đồ ăn nhanh được yêu thích nhất tại Việt Nam là KFC, Jollibee, Lotteria và McDonald’s. Đặc biệt, KFC có tỉ lệ ưa chuộng cao gấp đôi những thương hiệu liền sau với 59.2% người được hỏi lựa chọn.
KFC Việt Nam
Là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất hiện nay, khi nhắc đến thức ăn nhanh, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến KFC. KFC đã trở nên quá quen thuộc và được người Việt ưa chuộng.
Tên đầy đủ của thương hiệu là Kentucky Fried Chicken, có trụ sở chính tại Louisville, Kentucky (Mỹ), do Harland Sanders sáng lập. KFC hiện là công ty con của Yum! Brands, công ty cũng sở hữu Pizza Hut và Taco Bell.
Chuỗi này vào Việt Nam vào năm 1997, trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ khổng lồ sớm nhất tại thị trường nội địa. Mới đây, KFC Việt Nam được vinh danh vị trí dẫn đầu trên BXH Công ty Dịch vụ F&B theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội năm 2023 của Reputa, nền tảng giám sát thông tin trực tuyến. Đáng chú ý, đây cũng là năm thứ hai liên tiếp KFC Việt Nam đạt vị trí này.
Tính cho đến cuối năm 2023, sau 26 năm mở rộng dấu chân và phát triển tại Việt Nam, KFC Việt Nam đã cán mốc 200 cửa hàng. Không quá khi nói, chuỗi đồ ăn nhanh này đang là một thương hiệu F&B toàn cầu thành công nhất tại Việt Nam.
>>>Câu chuyện khởi nghiệp của tỷ phú đồ ăn nhanh Fred DeLuca
>>>Steven Marks khởi nghiệp thành công từ xây dựng đế chế đồ ăn nhanh
Lotteria
Lotteria là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh thuộc Tập đoàn Lotte - một trong 5 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. 7 năm liên tiếp đứng số 1 về “Sức mạnh thương hiệu”. Lotteria có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1998. Hiện nay, với tầm vóc của một doanh nghiệp quốc tế, Lotteria đang dẫn đầu ngành dịch vụ ăn uống trong nước với hơn 210 nhà hàng tại hơn 30 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Tuy không nổi tiếng toàn cầu như KFC, nhưng Lotteria được coi là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh rất phổ biến tại Việt Nam. Cả KFC và Lotteria đều gia nhập thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam từ rất sớm và thu hút khách hàng bằng món gà. Để phân biệt giữa hai món này, KFC chuyên về gà rán nhiều hơn, trong khi Lotteria chế biến nhiều món gà khác nhau như bánh mì kẹp thịt gà, gà sốt, v.v.
Doanh thu thuần của Lotteria đạt gần 1400 tỷ đồng vào năm 2022, cao hơn 20% so với năm 2021. Đến năm 2022, doanh thu tăng 76%, đạt gần 2000 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu đạt hơn 1000 tỷ đồng nhưng Lotte lại không ghi nhận lợi nhuận dương. Lợi nhuận âm giảm đáng kể so với 2 năm trước, đạt âm 14 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ 2 năm trước.
Jollibee
Jollibee là câu chuyện thành công phi thường với khởi đầu chỉ có hai tiệm kem nhỏ thành lập năm 1975, sau đó trở thành tập đoàn tạo nên cuộc cách mạng thức ăn nhanh ở Philippines. Là một trong những chuỗi thức ăn nhanh cung cấp nhiều món ăn đa dạng và nổi tiếng với sự sạch sẽ, thu hút thực khách. Jollibee phục vụ gà rán, khoai tây chiên và cơm gà. Ngoài ra, Jollibee còn có một món ăn đặc biệt – mì Ý, là điểm nhấn dành cho du khách.
Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 2005. Đến nay, Jollibee có hơn 150 cửa hàng trên toàn quốc. Jollibee không chỉ phục vụ những món ăn nhanh chất lượng cao thông qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt mà còn mang đến một không gian ấm áp, trang nhã để mọi người có thể thưởng thức bữa ăn thoải mái bên gia đình, bạn bè.
Doanh thu của Jollibee tăng giảm liên tục trong 3 năm. Năm 2020, doanh thu thương hiệu đạt hơn 1100 tỷ đồng. Con số này giảm 12% vào năm 2021 và tăng 90% vào năm 2022, đạt gần 1900 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của thương hiệu này ghi nhận mức âm trong năm 2020 và 2021, từ âm 16 tỷ đồng xuống âm 44 tỷ đồng vào năm 2021. Đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Jollibee tăng trưởng mạnh và ghi nhận lợi nhuận dương, đạt hơn 68 tỷ đồng.
McDonald's
Năm 2014, McDonald's đến Việt Nam, trở thành một trong những thương hiệu thức ăn nhanh đầu tiên có mặt ở nước ta. Lúc này, McDonald's đã được người dân đón nhận và hưởng ứng nồng nhiệt. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống McDonald's Việt Nam chỉ có tổng cộng 29 địa điểm trên cả nước. Một con số khá nhỏ so với các đối thủ trực tiếp là KFC và Jollibee.
Trong giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu của thương hiệu thay đổi liên tục qua từng năm. Năm 2020, doanh thu thương hiệu đạt gần 450 tỷ đồng. Con số này giảm 24% vào năm 2021 và tăng 94% vào năm 2022, đạt hơn 650 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức âm trong 3 năm qua nhưng đang có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận sau thuế của McDonald's đạt âm hơn 180 tỷ đồng. Con số này giảm 3% vào năm 2021 và tiếp tục giảm 44% vào năm 2022, chạm mức âm 100 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
“Thuê bao” - dịch vụ mới của các chuỗi nhà hàng
04:35, 03/10/2022
Giảng viên 8X thành ông chủ chuỗi nhà hàng ẩm thực
04:06, 03/04/2021
8X xây dựng chuỗi nhà hàng từ chiếc bếp ga mini
04:01, 10/11/2019
Ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế là ai?
14:34, 22/10/2019
McDonald’s thực sự kiếm tiền như thế nào?
02:00, 13/02/2024
Từ McDonald’s đến Phở Thìn
05:05, 25/02/2023
McDonald’s bán hàng của… đối thủ
05:05, 23/10/2022