Sản lượng hàng hoá qua cảng biển tăng cao tháng đầu năm, do đâu?

THY HẰNG 28/02/2024 08:58

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 111,614 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

>>>Hãng tàu tăng phí THC, doanh nghiệp xuất nhập khẩu “kêu khó”

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 111,614 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tính theo Teu trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,054 triệu Teus, tăng 27% so với cùng kỳ.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tính theo Teu trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,054 triệu Teus, tăng 27% so với cùng kỳ.

Các loại hàng cũng có xu hướng tăng trưởng như hàng xuất khẩu (ước đạt 28,684 triệu tấn, tăng 8%), hàng nhập khẩu ước đạt 33,884 triệu tấn (tăng 16%), hàng nội địa ước đạt 48,593 triệu tấn (tăng 4%) và hàng quá cảnh bốc dỡ ước đạt 454 nghìn tấn.

Sản lượng hàng hóa qua cảng biển trong 2 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ, trong đó tháng 1/2024 tăng cao 43%.

Đối với hàng container, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tính theo Teu trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,054 triệu Teus, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt 1,323 triệu Teus (tăng 20%), hàng nhập khẩu ước đạt 1,252 triệu Teus (tăng 19%) và hàng nội địa ước đạt 1,478 triệu Teus (tăng 40%).

Trong tháng 1/2024 cũng chứng kiến sự tăng trưởng của khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển. Cụ thể, khối lượng hàng hóa trong 1 tháng đầu năm 2024 đạt 68,716 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng hàng tính theo Teu đạt 2,4 triệu Teus, tăng 52%.

Các loại hàng đều có xu hướng tăng. Hàng xuất khẩu đạt 17,383 triệu tấn, tăng 29%. Hàng nhập khẩu đạt 20,931 triệu tấn, tăng 49%. Hàng nội địa đạt 30,127 triệu tấn, tăng 47% và hàng quá cảnh xếp dỡ đạt 275 nghìn tấn.

Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng tàu biển (không bao gồm hàng quá cảnh không bốc dỡ) trong tháng 1/2024 đạt 47,404 triệu tấn, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023. Khối lượng hàng hóa thông qua bằng phương tiện thủy nội địa đạt 21,312 triệu tấn, tăng 38%.

>>>Biển Đỏ “rực lửa”: Doanh nghiệp như “cá nằm trên thớt”, hãng tàu có "đục nước béo cò"?

Theo lý giải của Cục Hàng hải, mức tăng trưởng của tháng 1 khá cao so với cùng kỳ do tháng 1/2023 là tháng Tết nên khối lượng hàng hóa thấp nhất. Trong khi đó, tháng 1/2024 lại là tháng giáp Tết - thời điểm khối lượng hàng hóa thường cao nhất trong năm vì để chuẩn bị cho dịp Tết.

TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng đều có mức tăng trưởng từ 43-53% so với cùng kỳ.

Các khu vực TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng đều có mức tăng trưởng sản lượng từ 43-53% so với cùng kỳ.

Các khu vực có sản lượng cao nhất nước như: TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng đều có mức tăng trưởng từ 43-53% so với cùng kỳ, Quảng Ninh tăng 34,2%, một số khu vực khác có sản lượng tăng như Huế tăng 200%, Thanh Hóa tăng 64,8%, Đồng Tháp và Nghệ An tăng 58%, Quảng Ngãi tăng 62%, Đồng Nai tăng 32%. Các khu vực Nha Trang, Quảng Ngãi. Quảng Nam, Cần Thơ đều tăng trên 10%. Riêng khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, An Giang ghi nhận mức giảm thấp.

Cùng với mức tăng của khối lượng hàng hóa thông qua, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng trong tháng 1/2024 tăng cao là 51% với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, các khu vực có sản lượng container thông qua lớn Hải Phòng, TPHCM, Vũng Tàu đều ghi nhận mức tăng từ 40-60% so với cùng kỳ. Các khu vực Đà Nẵng, Đồng Nai, Nghệ An, Đồng Tháp, Cần Thơ đều tăng từ 49-144% và không có khu vực nào có khối lượng hàng hóa thông qua giảm.

Sự tăng trưởng của sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tháng đầu năm đã lý giải cho sản lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển cao. Bộ Công thương cho biết, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất. Từ những ngày đầu năm các đơn hàng đã tới tấp khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc sản xuất để kịp tiến độ.

Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2024, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương thông tin, năm 2024, bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen.

Cụ thể xu hướng phi toàn cầu hoá đang trỗi dậy mạnh mẽ, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, từ đó dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới với các sản phẩm nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Hãng tàu tăng phí THC, doanh nghiệp xuất nhập khẩu “kêu khó”

    13:21, 19/02/2024

  • Biển Đỏ “rực lửa”: Doanh nghiệp như “cá nằm trên thớt”, hãng tàu có "đục nước béo cò"?

    11:29, 06/02/2024

THY HẰNG