Việt Nam sẽ vào nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới
Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đánh giá cao kết quả chỉ đạo điều hành và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, IMF dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.
>>Chính sách tiền tệ 2023: Tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, chiều ngày 2/3.
Trao đổi tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết tình hình KT-XH tháng 2 và 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023, từ đó tạo thêm động lực mới, khí thế mới và đà phát triển mới trong thời gian tới.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Cả 3 khu vực đều phát triển tốt. Nông nghiệp phát triển ổn định, sản xuất công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 2,9%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,1%; khách quốc tế đạt trên 3 triệu lượt, tăng 68,7%.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 đạt 50,4 điểm (tháng 1 đạt 50,3 điểm), thể hiện mức độ cải thiện của ngành sản xuất, trong đó cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng tăng 18,6%, trong đó xuất khẩu tăng 19,2% (khu vực trong nước tăng 33,3%, cao hơn nhiều khu vực FDI (14,7%); nhập khẩu tăng 18%; xuất siêu 4,72 tỷ USD.
>>Giảm thiểu biến động kinh tế vĩ mô (Kỳ 3): Gợi ý các chính sách
>>Giảm thiểu biến động kinh tế vĩ mô (Kỳ 2): Các phân tích qua không gian hàng hóa
Thu NSNN 2 tháng ước đạt 23,5% dự toán năm, tăng 10,4%. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo 2 tháng đạt 912.000 tấn, kim ngạch 639 triệu USD); bảo đảm được cân đối cung cầu lao động.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đạt 9,13% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (6,97%). Thu hút FDI đạt 4,29 tỷ USD, tăng 38,6%. Vốn FDI thực hiện đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào tình hình phát triển KTXH của đất nước tăng lên.
Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Trong 2 tháng đầu năm có trên 22.100 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,4% và có 19.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 4,4%, nâng tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường lên hơn 41.000 doanh nghiệp, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
“Từ kết quả trên, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, cũng như triển vọng kinh tế Việt Nam. Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báoViệt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Chính sách tiền tệ 2023: Tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô
09:48, 28/12/2023
Giảm thiểu biến động kinh tế vĩ mô (Kỳ 3): Gợi ý các chính sách
03:31, 20/11/2023
Giảm thiểu biến động kinh tế vĩ mô (Kỳ 2): Các phân tích qua không gian hàng hóa
03:19, 17/11/2023
Giảm thiểu biến động kinh tế vĩ mô (Kỳ 1): Vai trò của năng lực sản xuất quốc gia
03:52, 15/11/2023
Thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong nước gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
18:57, 03/10/2023