Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng giao thông theo mô hình PPP
Hàng nghìn km cao tốc Bắc - Nam đang được triển khai đồng bộ và được Chính Phủ kêu gọi đầu tư theo hình PPP, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp quan tâm.
>>Đề nghị Chính phủ cân nhắc nâng tỉ lệ góp vốn của Nhà nước tham gia dự án PPP lên 80%
Đó là nhận định của các doanh nghiệp và chuyên gia đầu ngành tại hội nghị “Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hinh PPP ++”, do Tập đoàn Đèo cả tổ chức, mới đây.
Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là “leader”
Theo ông Hồ Nghĩa Dũng -Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, chia sẻ: Có thể nói, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông là một lĩnh vực đòi hỏi cần có một số vốn khổng lồ, mà Nhà nước mạnh đến đâu cũng không thể “kham” hết được bằng loại hình đầu tư công. Do đó, việc Nhà nước kêu gọi khối tư nhân tham gia đầu tư bằng phương thức PPP để phát triển hạ tầng công, dịch vụ công phục vụ nhân dân là hết sức cần thiết.
Song, đứng ở góc độ nhà đầu tư tư nhân thì dù các doanh nghiệp có mạnh đến mấy cũng không thể nào đứng một mình “đơn thân độc mã”, mà doanh nghiệp phải hợp tác với Nhà nước để làm nên 1 công trình vốn dĩ sẽ đòi hỏi một khối lượng vốn lớn mới có thể thành công. Và khi đã hợp tác rồi thì doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là “leader” để tập hợp, kêu gọi các nhà đầu tư khác để cùng tham gia đầu tư. Do đó, mô hình PPP++ là một sáng tạo để tạo ra nguồn lực đủ mạnh, cùng nhau thực hiện dịch vụ công. Tất nhiên, đơn vị “leader” cũng phải có đủ năng lực, có thương hiệu và đặc biệt là năng lực quản trị thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư khác.
Cũng theo ông Dũng, mô hình PPP++ có nghĩa là: (+) các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước; (+) cùng các đối tác cùng khát vọng, chí hướng để thực hiện dự án cùng đi, cùng vướt khó, cùng về đích.
“Ở đây, Đèo Cả là đơn vị hội tụ đủ các yếu tố để tập hợp, dẫn dắt được các nhà đầu tư khác để thực hiện thành công các dự án. Vì vậy, mô hình PPP++ là giải pháp Tập đoàn Đèo Cả đưa ra để đa hoá các nguồn vốn hợp pháp, giúp tăng hiệu quả huy động, giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án trước đây chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, mà không có vốn nhà nước tham gia hoặc nếu có thì rất ít đến từ ngân sách trung ương.
Tuy nhiên, hiện nay, khi áp dụng mô hinh PPP thì đã có sự tham gia 3 nguồn vốn, cụ thể:
Một là, vốn ngân sách: là phần vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng góp bao gồm vốn ngân sách Trung ương (NSTW) và vốn ngân sách địa phương (NSĐP) với tỷ lệ vốn Nhà nước góp trên 50%.
Hai là, vốn Chủ sở hữu: Ngoài vốn góp của Nhà đầu tư còn có sự góp vốn của các “Nhà đầu tư Bắc cầu”
Bà là, vốn huy động: nguồn vốn từ tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu; Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế; nguồn vốn nước ngoài…
Về phương thức vận hành, ông Dũng cho rằng, trước đây Nhà đầu tư đơn thuần là đơn vị góp vốn, Nhà thầu đơn thuần là đơn vị thi công thì nay Nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu và ngược lại Nhà thầu cũng sẽ là Nhà đầu tư, từ đó cộng lực và chia sẻ lợi ích hài hòa, lâu dài.
Do đó, với mô hình PPP++, nguồn vốn NSNN tham gia với tỷ lệ cao thì khả năng huy động các nguồn vốn khác để hoàn thành dự án là rất khả thi.
>>Sửa Luật PPP để gỡ “bế tắc” cho hàng loạt dự án
Nhà đầu tư phải khẳng định được năng lực
Nhận định về tiềm năng và cơ hội đầu theo mô hình PPP++ trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, ông Hoàng Quang Trung - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Trung Thành, cho rằng: Để trở thành các nhà đầu tư “kiên định”, “bắc cầu” hay “tiềm năng” thì bản thân các nhà đầu tư cũng phải khẳng định được năng lực của chính mình.
Theo ông Trung, Trung Thành là một doanh nghiệp địa phương, khi đi theo mô hình của Đèo Cả trong vòng 2 năm qua và nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ trong cách thức quản trị, đặc biệt là tính kiên định và đầu tư cho con người.
“Chúng tôi cũng xác định được rằng để trở thành nhà đầu tư kiên định theo mô hình PPP++ thì phải kiên định đồng hành vượt qua khó khăn, rủi ro, thách thức, đồng thời phải đáp ứng được năng lực về tài chính, quản trị, nguồn nhân lực và tính chuyên nghiệp. Hiện tại chúng tôi đang là nhà đầu tư bắc cầu và sẽ tiếp tục chứng minh năng lực để trở thành nhà đầu tư kiên định trong thời gian tới, ông Trung nói.
Nhấn mạnh về cơ hội đầu tư theo mô hình PPP++, ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, chia sẻ: Các công ty như HHV, ICV, DCC là những đơn vị chủ lực trong hệ sinh thái Đèo Cả. Các đơn vị này sẽ cùng Tập đoàn tham gia Liên danh Nhà đầu tư, nhà thầu thi công, quản lý vận hành.
Cụ thể, với vai trò Nhà đầu tư, các đơn vị phải đảm bảo năng lực về tài chính, quản trị dự án; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu luôn đáp ứng theo tiến độ dự án; về công tác quản trị dự án, các Nhà đầu tư sẽ cử các nhân sự có kinh nghiệm quản trị, điều hành dự án, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến (công nghệ BIM) để đảm bảo vận hành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí.
Cũng theo ông Hùng, trong vai trò Nhà đầu tư, các đơn vị sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận khoảng 13% của Nhà đầu tư ổn định suốt vòng đời dự án. Đặc biệt, với vai trò Tổng thầu EC, EPC, các đơn vị sẽ tổ chức sản xuất an toàn, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thi công, máy móc thiết bị hiện đại để tối ưu hóa gia tăng lợi nhuận có được từ công việc thi công để tái đầu tư.
Ông Hùng cho biết thêm, với quy mô dự kiến đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng thì doanh thu, lợi nhuận HHV không bị sụt giảm mà sẽ tăng lên nhiều lần so với các năm qua.
Ngoài ra đối với HHV, ngoài năng lực về đầu tư và thi công thì còn có năng lực chuyên biệt trong quản lý vận hành. Vì thế, sau khi các dự án hoàn thành, HHV sẽ là đơn vị có thế mạnh để đảm nhận công việc quản lý vận hành – thu phí các dự án PPP để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia theo mô hình PPP++.
Có thể bạn quan tâm
Dự án PPP sẽ "khai xuân" ngành GTVT năm 2024
13:32, 28/12/2023
Hợp đồng PPP - Cần phải có sự phân chia công bằng giữa hai chủ thể
16:02, 16/11/2023
Gỡ vướng cho dự án PPP
16:52, 09/11/2023
Đề nghị Chính phủ cân nhắc nâng tỉ lệ góp vốn của Nhà nước tham gia dự án PPP lên 80%
12:11, 09/11/2023
Nhà đầu tư không mặn mà với dự án PPP
19:39, 08/11/2023