Trung Quốc nỗ lực tạo đột phá về công nghệ

CẨM ANH 05/03/2024 02:00

Đổi mới công nghệ được dự đoán sẽ là một trong những lĩnh vực được Trung Quốc ưu tiên hàng đầu trong những năm tới.

>> Trung Quốc “tung” lực lượng sản xuất mới

Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đổi mới công nghệ trong những năm gần đây

Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đổi mới công nghệ trong những năm gần đây

Ông Trịnh Sách Khiết, Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã đến tham quan các công ty trí tuệ nhân tạo và viện nghiên cứu trước kỳ họp Lưỡng hội thường niên tại thủ đô Bắc Kinh, bao gồm Kỳ họp thứ hai Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (CPPCC - Chính Hiệp) và Kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) khóa XIV.

Tại các buổi làm việc, ông Trịnh khuyến khích các chuyên gia và doanh nghiệp chủ động thích ứng với xu hướng cách mạng công nghệ và chuyển đổi công nghiệp, tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ, mở rộng các ứng dụng hỗ trợ ngành trí tuệ nhân tạo và đẩy nhanh sự phát triển chất lượng cao của đất nước.

Tuần này, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và giới doanh nhân ưu tú sẽ tập trung tại Bắc Kinh để tham dự kỳ họp Lưỡng hội thường niên. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Lý Cường sẽ trình bày báo cáo công việc của chính phủ.

Theo đó, đổi mới công nghệ, lĩnh vực các nhà chức trách Trung Quốc đang trông cậy vào để thúc đẩy triển vọng kinh tế dài hạn của đất nước, được dự đoán sẽ là một trong những chủ đề chính trong báo cáo năm nay.

Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng chú ý về AI trong hơn một thập kỷ qua, sánh ngang hoặc thậm chí vượt qua Mỹ trong một số lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, bối cảnh đã thay đổi trong những năm gần đây, với việc các công ty hàng đầu của Mỹ tung ra các sản phẩm mang tính cách mạng, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI và mô hình chuyển văn bản thành video Sora mới ra mắt gần đây, các đối thủ Trung Quốc đang tụt lại phía sau do các yếu tố như chi phí phát triển cao, quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt.

Một vấn đề lớn khác là khả năng tiếp cận chip tiên tiến bị hạn chế do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Vào tháng 10/2023, Nhà Trắng đã thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế này trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc mua chip bán dẫn dùng cho trí tuệ nhân tạo hoặc thiết bị dùng để chế tạo chúng.

>> Cách Trung Quốc vượt khó để tự chủ công nghệ bán dẫn

Một robot hỗ trợ khách trong ngân hàng ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Một robot hỗ trợ khách trong ngân hàng ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Cựu Thứ trưởng Tài chính Zhu Guanyao cho biết, mặc dù Trung Quốc cũng đã đặt nền tảng vững chắc trong ứng dụng AI, đặc biệt là trong các hệ thống công nghiệp và thông tin hóa, nhưng Bắc Kinh nên thừa nhận rằng vẫn có một khoảng cách nhất định so với các bước tiến mà Mỹ đã đạt được. Đây cũng là một trong những mục tiêu chính trong nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng mới nhất của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, ông Edward Parker, nhà vật lý tại tổ chức tư vấn Rand Corporation cho rằng, Trung Quốc nên đẩy mạnh nghiên cứu về công nghệ phần cứng và phần mềm cốt lõi, bao gồm cả những công nghệ do các nước phương Tây thống trị. “Có sự tách biệt giữa nghiên cứu và ứng dụng. Chi phí R&D cho đổi mới công nghệ của Trung Quốc rất cao nhưng lại thiếu nhu cầu thị trường mạnh mẽ để thúc đẩy nghiên cứu", ông lưu ý.

Chuyên gia này cũng đề xuất rằng từ việc bố trí sức mạnh điện toán đến sản xuất chip lượng tử, các nhà chức trách nên thực hiện kế hoạch chiến lược trung và dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chẳng hạn như thúc đẩy đầu tư tài chính và nuôi dưỡng nhân tài.

Một số nhà khoa học lượng tử và giám đốc của một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này cũng đồng thuận rằng cần thiết phải có các chính sách và đầu tư hỗ trợ cấp nhà nước khi công nghệ này còn ở giai đoạn sơ khai và sắp được ứng dụng rộng rãi vào thực tế.

Tháng trước, Zhang Yuzhuo, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc, đã đề nghị các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực AI, thúc đẩy hoạt động trên một số trung tâm điện toán AI tăng tốc.

Tạp chí Kinh doanh Trung Quốc đưa tin rằng các doanh nghiệp nhà nước đang tăng cường hợp tác với các công ty lớn như Huawei Technologies để sản xuất chip đáp ứng nhu cầu của họ sau các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Một trong những dự án lớn nhất của đất nước, trung tâm điện toán thông minh của China Mobile ở Hohhot, Nội Mông, sẽ được hoàn thành vào tháng 4 năm sau, với các bộ phận của cơ sở sẽ được đi vào hoạt động theo từng giai đoạn.

Dự kiến, sau khi hoàn thiện, đây sẽ là trung tâm máy tính thông minh lớn nhất châu Á và hơn 80% linh kiện sẽ được sản xuất tại Trung Quốc. Đây sẽ là trung tâm thứ hai của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trước đó, một trung tâm điện toán thông minh khổng lồ khác ở Thanh Đảo, do China Unicom vận hành, với chi phí xây dựng khoảng 3 tỷ nhân dân tệ (417 triệu USD).

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc “tung” lực lượng sản xuất mới

    Trung Quốc “tung” lực lượng sản xuất mới

    02:30, 02/03/2024

  • Tín hiệu khởi sắc từ du khách Trung Quốc tới Việt Nam

    Tín hiệu khởi sắc từ du khách Trung Quốc tới Việt Nam

    00:30, 01/03/2024

  • Xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc gặp khó

    Xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc gặp khó

    03:30, 24/02/2024

  • Cách Trung Quốc vượt khó để tự chủ công nghệ bán dẫn

    Cách Trung Quốc vượt khó để tự chủ công nghệ bán dẫn

    03:30, 23/02/2024

  • Trung Quốc tăng quản lý rủi ro, hướng tới

    Trung Quốc tăng quản lý rủi ro, hướng tới "siêu cường tài chính"

    04:00, 22/02/2024

CẨM ANH