Tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ doanh nghiệp nội

Bài: YẾN NHUNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 07/03/2024 03:40

Để bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...

>> Chú trọng cảnh báo sớm để tạo lợi thế trong phòng vệ thương mại

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào mạng lưới FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào mạng lưới FTA thế hệ mới - Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào mạng lưới FTA thế hệ mới - Ảnh minh họa

Theo đó, Việt Nam được xếp là 1 trong 20 quốc gia có quy mô thương mại quốc tế lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 12,5% trở lên) và liên tục có kết quả xuất siêu, 10 tháng đầu năm 2023 xuất siêu 24,6 tỷ USD.

Để có được kết quả như vậy, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đã đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng.

Tính đến nay, bên cạnh việc tham gia thực thi nhiều Hiệp định FTA với độ phủ rộng gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hầu hết là những nền kinh tế lớn trên thế giới, Việt Nam cũng đang tiếp tục đàm phán FTA với Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA, bao gồm 4 nước: Thụy Sỹ, Na Uy, Ai-len, Liechtenstein), Cộng đồng thị trường Nam Mỹ (MECOSUR), UAE và Canada.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại, ưu đãi thương mại với một số đối tác mới có tiềm năng, các đối tác có nền kinh tế bổ trợ với Việt Nam và những đối tác có tiềm lực về khoa học công nghệ để tiến tới đàm phán FTA trong thời gian tới.

>> Cần lưu ý gì từ xu hướng điều tra phòng vệ thương mại tại Mỹ?

Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước sự xâm nhập, cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu, cần tăng cường áp dụng các biện pháp PVTM - Ảnh minh họa

Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước sự xâm nhập, cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu, cần tăng cường áp dụng các biện pháp PVTM - Ảnh minh họa

Việc vươn ra các sân chơi quốc tế đem đến nhiều mặt tích cực, tuy nhiên, cùng với đó là những thách thức, nhất là khi việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu còn hạn chế.

Thực tế cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới khởi xướng điều tra 26 vụ việc PVTM. Trong số đó, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp PVTM với 22 vụ việc. Các mặt hàng mà Việt Nam điều tra đa dạng như thép, kính nổi, kim loại thuộc lĩnh vực hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng và cả nông sản (các mặt hàng quan trọng với người nông dân). Đây được cho là con số khiêm tốn so với các nước trong khu vực khi tính tới hết tháng 6/2022, Indonesia đã điều tra tổng cộng 182 vụ việc và áp dụng 95 biện pháp PVTM, trong đó điều tra 11 vụ việc PVTM liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; Philippines điều tra tổng cộng 115 vụ việc và áp dụng 22 biện pháp PVTM, với 13 vụ điều tra liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;…

Nhìn nhận về thực tế đã nêu, TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp cho rằng, năng lực PVTM của Việt Nam vẫn yếu vì doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với việc này. Hơn nữa, năng lực điều tra, khởi kiện, đưa ra biện pháp PVTM cũng tương đối yếu. Cục Phòng vệ thương mại là đơn vị thành lập chưa lâu, mọi thứ từ con số 0. Sáu năm qua, cơ quan này bắt đầu làm được một số vụ nhưng còn rất ít. Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước còn yếu kém, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.

“Bản thân doanh nghiệp còn yếu, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi hàng nhập vào nhiều, các doanh nghiệp cũng không biết phải xử lý thế nào. Trong nhiều trường hợp, theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá rất tốn kém, phải thuê luật sư, chuyên gia. Chúng ta chưa đủ năng lực, trình độ, chưa có sự chuẩn bị nhiều”, ông Lê Quốc Phương chia sẻ.

Vì vậy, để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu, nhiều ý kiến đề xuất, cơ quản quản lý Nhà nước và các ngành sản xuất cần có chiến lược lâu dài về việc tập trung nâng cao năng lực PVTM; tận dụng các công cụ PVTM được WTO cho phép nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh bất bình đẳng và gay gắt của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo ông Đào Duy Tám – Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, dự kiến xu hướng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ ngày càng phức tạp, cũng như xu hướng về điện tử hoá trong xuất nhập khẩu ngày càng tăng, vì thế, cần đưa ra quy định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hoá đối với mặt hàng thuộc diện áp dụng biện pháp PVTM để bảo vệ lợi ích cho ngành sản xuất trong nước…

Được biết trong năm 2023, nhiều Hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam... cũng đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ kiến nghị các biện pháp bảo vệ hàng sản xuất trong nước trước sức ép từ hàng nhập khẩu.

Trong đó Hiệp hội Điều Việt Nam, đề xuất nghiên cứu giải pháp áp thuế nhập khẩu điều nhân ở mức 25%, tương tự như Ấn Độ đã thực hiện với điều Việt Nam, để ngăn chặn tương lai u ám với ngành điều nội; Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ractopamine, Cysteamine. Đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành cần triển khai ngay các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng, như xây dựng các hàng rào kỹ thuật hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế;...

Có thể bạn quan tâm

  • Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải ứng phó thế nào?

    Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải ứng phó thế nào?

    03:30, 30/01/2024

  • Chú trọng cảnh báo sớm để tạo lợi thế trong phòng vệ thương mại

    Chú trọng cảnh báo sớm để tạo lợi thế trong phòng vệ thương mại

    04:00, 10/01/2024

  • Cần lưu ý gì từ xu hướng điều tra phòng vệ thương mại tại Mỹ?

    Cần lưu ý gì từ xu hướng điều tra phòng vệ thương mại tại Mỹ?

    01:30, 12/11/2023

  • Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

    Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

    00:30, 08/11/2023

  • Thép, sợi, gỗ…đối mặt điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?

    Thép, sợi, gỗ…đối mặt điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần làm gì?

    12:58, 02/10/2023

Bài: YẾN NHUNG - Ảnh: QUỐC TUẤN