Bảy giải pháp đột phá giúp ngành du lịch phát triển năm 2024

MINH CHÂU 13/03/2024 02:00

Ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, để đạt được những mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa, ngành du lịch có 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, ngành du lịch chưa bao giờ nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các địa phương và các công ty du lịch như lúc này. Ngành du lịch đang tăng trưởng tốt, đón nhiều giải thường danh giá, như: Điểm đến hàng đầu châu Á; điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á; Điểm đến di sản hàng đầu thế giới. Chất lượng du lịch Việt Nam cũng ngày càng nâng cao.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia cho biết, mục tiêu của ngành du lịch hiện nay là đưa các chỉ số bằng trước COVID - 19.

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 108 triệu lượt khách nội địa, vượt mục tiêu ban đầu là khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế.

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Để đạt mục tiêu này, ngành du lịch cần tập trung 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Trước tiên, cần hoàn tất quy hoạch du lịch 2025 - 2030, tầm nhìn 2045 (đang chờ Thủ tướng phê duyệt). Khi có quy hoạch, ngành du lịch xác định hướng đi để tổ chức thực hiện. 

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động liên kết, phát triển điểm đến xanh, bền vững, lấy trải nghiệm của du khách làm trọng tâm.

Thứ ba, đề xuất nội dung, thay đổi phương thức xúc tiến thương mại dựa trên các phân khúc: Du lịch cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, nông thôn, MICE (du lịch kết hợp hội nghị), golf, du lịch đường sắt. Ngoài ra, Việt Nam sẽ thành lập văn phòng xúc tiến thương mại du lịch ở nước ngoài, Viêng Chăn (Lào) sẽ là điểm đầu tiên theo kế hoạch.

Thứ tư, phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế tiềm năng để thu hút khách trong và ngoài nước, quan trọng là sản phẩm phù hợp giữ chân du khách.

Thứ năm, nghiên cứu đề xuất để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp du lịch, nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư, thuế.

Thứ sáu, các đơn vị sẽ phối hợp địa phương quản lý điểm đến bảo đảm an toàn cho du khách.

Thứ bảy, thực hiện tăng cường chuyển đổi số, phát triển cơ sở dữ liệu để phát triển du lịch.

 Du lịch là kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo cơ hội đầu tư, gìn giữ hòa bình.

Du lịch là kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo cơ hội đầu tư, gìn giữ hòa bình.

>>Định hướng phát triển Du lịch Thủ đô trong năm 2024

Đối với ngành du lịch Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Sở đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trong năm 2024 với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó ưu tiên tập trung vào một số nhóm giải pháp đột phá.

Đối với công tác điều hành, quản lý chiến lược về hoạt động du lịch, Sở đã tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Kết luận riêng về phát triển Du lịch Thủ đô trong tình hình mới giai đoạn 2024 - 2025.

Với các nhóm chính sách đột phá, cụ thể phát triển du lịch Thủ đô toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới, Sở cũng chủ động nghiên cứu, tham mưu, trình HĐND Thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ phát triển điểm đến du lịch, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm này trên địa bàn Thủ đô. 

Có thể bạn quan tâm

  • Định hướng phát triển Du lịch Thủ đô trong năm 2024

    14:00, 11/03/2024

  • Du lịch chịu tác động ra sao khi tăng trần giá vé máy bay?

    02:30, 11/03/2024

  • Du lịch Hà Nội 2024 có những dấu ấn gì đặc biệt?

    02:00, 06/03/2024

  • Mở rộng thêm sản phẩm du lịch đêm cho Hà Nội

    03:00, 03/03/2024

  • Festival hoa dẫn lối du lịch

    02:00, 02/03/2024

MINH CHÂU