Thời kỳ “vàng” cho thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới là thị trường rộng lớn, tạo cơ hội cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực, ngành hàng.
>>Giải pháp nào chống thất thu thuế thương mại điện tử?
Thế nhưng, để giao thương thành công trên những nền tảng số này, các nhà sản xuất, phân phối Việt Nam phải hội đủ nhiều yếu tố.
Phóng viên DĐDN đã có cuộc trao đổi với bà Lý Thu Yến, Giám đốc xuyên biên giới của Best Cross Border về vấn đề này.
- Bà nhận định như thế nào về tiềm năng phát triển thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam?
Việt Nam xếp thứ 2 về tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á. Thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số của Việt Nam, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2023, với 74% người dân sử dụng internet, Việt Nam có khoảng 59 - 62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, và giá trị mua sắm mỗi người ước tính đạt khoảng 300-320 USD. Con số này năm 2022 là 288 USD.
Dự kiến tới năm 2025, 55% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, bình quân tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của mỗi người đạt 600 USD/năm. Doanh thu thương mại điện tử B2C tăng 25%/năm, quy mô thị trường đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng doanh thu ngành dịch vụ và bán lẻ toàn quốc.
Có thể nói đây đang là thời kỳ “vàng” của thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam.
- Thị trường dịch vụ giao hàng ở Việt Nam đang có sự cạnh tranh khá gay gắt. Công ty của bà đã và đang sử dụng chiến lược gì để dẫn đầu?
Chúng tôi là một tập đoàn logistics toàn diện, từ cơ sở vật chất hiện hữu là dây chuyền phân loại tự động tại các kho trung tâm phân loại và mạng lưới bưu cục phủ khắp cả nước, đến các hệ thống phần mềm tiên tiến tối ưu hiệu suất và hiệu quả công việc, cùng với đội ngũ quản lý và vận hành được đào tạo bài bản. “Trao quyền làm chủ, làm giàu cuộc sống” là sứ mệnh của chúng tôi khi công ty chúng tôi được thành lập tại Việt Nam từ tháng 10/2019.
- Dịch vụ giao hàng tại Việt Nam đóng vai trò gì trong thương mại điện tử xuyên biên giới, thưa bà?
Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp chúng ta tiếp cận nguồn cung ứng tại các quốc gia khác, trong đó không thể bỏ qua nước láng giềng Trung Quốc là công xưởng của thế giới, cũng như giúp chúng ta mang những sản phẩm Made in Việt Nam vươn xa ra thế giới. Dịch vụ vận chuyển bao gồm lấy hàng và giao hàng ở trong nước và ngoài nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử xuyên biên giới.
Chúng tôi rất vinh dự trở thành đơn vị hậu cần chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho các trang thương mại điện tử cả ở Việt Nam và quốc tế.
>>Quyết liệt xử lý vi phạm về thương mại điện tử
- Theo bà, những thách thức giao hàng đối với ngành bưu chính và bưu kiện ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là gì, đặc biệt trong công đoạn giao hàng chặng cuối?
Thách thức giao hàng đối với ngành bưu chính và bưu kiện của khu vực và Việt Nam khá nhiều, nhưng cần phải có mối quan tâm hàng đầu chính là cơ sở hạ tầng và công nghệ. Cơ sở hạ tầng gồm kho phân loại, mạng lưới bưu cục, trang thiết bị cần thiết và nhân lực để lấy và giao bưu kiện,… Công nghệ là cách thức mang lại niềm tin cho người dùng vì người dùng có quyền tham gia và kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý bưu kiện một cách trực quan và nhanh chóng.
- Công nghệ sẽ được tận dụng như thế nào để tối ưu hóa việc xử lý và theo dõi bưu kiện ở châu Á, thưa bà?
Chúng tôi hiện thông qua app hoặc trang web chuyên nghiệp với tính năng đặt yêu cầu dịch vụ tiện lợi, công khai minh bạch từ bước nhập kho tính cước đến thanh toán, trao quyền cho người dùng để kiểm duyệt hàng hóa nhập xuất kho thông qua hình ảnh thực tế, toàn quyền điều phối các bưu kiện theo mong muốn, cập nhật trạng thái thực của bưu kiện ngay từ khi gửi cho đến khi giao hàng.
- Trân trọng cảm ơn bà!
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp để tiếp cận thị trường toàn cầu và tăng cường hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một lĩnh vực quan trọng và phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số. Các nền tảng thương mại điện tử và các công nghệ tiên tiến đã giúp cho việc mua sắm và bán hàng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, vượt qua các ranh giới địa lý và thời gian. |
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp nào chống thất thu thuế thương mại điện tử?
03:30, 10/03/2024
Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số
00:30, 27/02/2024
Quyết liệt xử lý vi phạm về thương mại điện tử
00:30, 26/02/2024
Sàn thương mại điện tử Trung Quốc "nhăm nhe" thị trường Mỹ
03:00, 19/02/2024
Kinh doanh hàng trả: Mô hình mới thời thương mại điện tử
05:05, 07/02/2024