Cần giải quyết 6 vấn đề cốt lõi để ngành hàng hải phát triển bền vững
Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành hàng hải tiếp cận được các “nguồn vốn xanh”, phục vụ nhu cầu phát triển các đội tàu biển, tàu sông của quốc gia và khu vực.
>>Cần thiết thành lập Ủy ban Logistics quốc gia
Đó là chia sẻ của ông Phạm Quốc Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) với PV Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh một số các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để ngành hàng hải Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.
- Ông đánh giá như thế nào về tác động của Thông tư 39/2023/TT-BGTVT với ngành cảng biển?
Trước hết, Hiệp hội đánh giá cao những quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của quý Cơ quan, Bộ ngành đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành hàng hải trong thời gian qua.
Đặc biệt, việc Bộ GTVT, Cục hàng hải trong việc ban hành Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tàu tại cảng biển Việt Nam sau 5 năm nghiên cứu kỹ lưỡng, lấy ý kiến từ tất cả các bên liên quan. Thông tư 39 có hiệu lực từ 15/2/2024 giúp tăng giá sàn dịch vụ bốc dỡ container tại các khu vực cảng biển lên mức trung bình 10% so với Thông tư 54/2018/TT-BGTVT trước đây. Tuy nhiên, ngay khi Thông tư 39 được ban hành, dù chưa bắt đầu có hiệu lực, các hãng tàu nước ngoài đã liên tục và đồng loạt công bố tăng từ 10-20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container 15 ngày trước khi áp dụng mà không phải thông qua kiểm tra, giải trình các yếu tố cấu thành phí, phụ phí hay bất kỳ báo cáo, ràng buộc nào của cơ quan chức năng, với giá trị tăng tuyệt đối cao gấp hơn 3 lần mức điều chỉnh giá sàn dịch vụ bốc dỡ tại Thông tư 39. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong công tác quản lý hãng tàu nước ngoài và bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cảng biển và logistics nước nhà.
- Đối với ngành hàng hải nói riêng thì việc nạo vét, khơi thông luồng, lạch để đồng bộ hạ tầng giao thông thuỷ, bộ được đánh giá mấu chốt quan trọng để phát triển ngành, thưa ông?
Đúng vậy, khơi thông luồng lạch để đảm bảo năng lực đón được các tàu trọng tải lớn, phù hợp với xu hướng của thế giới. Đơn cử, việc Bộ GTVT, Cục hàng hải đã đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nạo vét luồng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải để phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của cụm cảng nước sâu. Đồng thời, cho phép tiếp nhận được các siêu tàu mẹ lớn nhất thế giới cũng như thực hiện xã hội hóa, tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tham gia đóng góp vào các dự án công như nạo vét luồng Kênh Hà Nam xuống độ sâu -8.5m tại khu vực Hải Phòng, đảm bảo năng lực đón được các tàu trọng tải lớn, phù hợp với xu hướng của thế giới. Đặc biệt, trong năm vừa qua ngành hàng hải rất tự hào khi được ghi danh trên bản đồ hàng hải thế giới – là 1 trong 19 cảng biển có thể đón được siêu tàu container.
Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao quyết tâm của Bộ GTVT, Cục đường thủy nội địa trong việc phát lệnh khởi công Dự án nâng độ cao tĩnh không, xây mới 11 cây cầu đường bộ thuộc địa bàn các tỉnh ĐBSCL ngay từ đầu năm nay và nâng cấp cầu Đuống, nhằm đáp ứng cho tàu thuyền tăng khả năng vận tải, nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa bằng container khu vực, cắt giảm đáng kể chi phí logistics cũng như hướng đến vận chuyển xanh.
>>Giải pháp phát triển ngành hàng hải Việt Nam
- Theo ông, để ngành hàng hải phát triển bền vững thì đâu là những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết?
Phát triển ngành hàng hải chính là giải pháp xanh và Việt Nam cần hướng tới để bắt nhịp với xu hướng toàn cầu. Do đó, để không ngừng thúc đẩy và sự phát triển đi lên của ngành hàng hải Việt Nam, trước tiên chúng ta tần tập trung 6 vấn đề cốt lõi, cụ thể:
Mộtlà, tiếp tục tăng cường công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng trọng điểm quốc gia như tại khu vực Hải Phòng, Cái Mép – Thị Vải, đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực và lợi thế đón các tàu trọng tải lớn theo xu hướng tăng cỡ tàu tất yếu của ngành (nạo vét, duy tu dài hạn từ 3-5 năm), để thường xuyên duy trì độ sâu đã công bố, cũng như các đơn vị chủ động về phương tiện, thiết bị nào vét cũng như chỗ đổ vật chất nạo vét
Hailà, đảm bảo duy trì độ sâu luồng Kênh Hà Nam luôn ở mức (-8.5m), đồng thời nghiên cứu mở rộng luồng kênh lên 120m theo Quyết định số 886, ngày 24/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng mật độ lưu thông 2 chiều được thuận lợi, tạo sức hút cho cụm cảng Hải Phòng, cắt giảm chi phí logistics quốc gia. Bởi, đây là công tác cần ưu tiên hàng đầu vì sản lương hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải phòng tăng đáng kể qua từng năm hiện chiếu 33% sản luồng hàng hóa toàn quốc mà luồng rộng có 80m lưu thông 1 chiều, các tàu phải chờ nước rất lãng phí.
Balà, nghiên cứu bổ sung thêm quy hoạch và đầu tư hệ thống cảng thủy nội địa, kho cảng cạn, ICD, Depot... tại các khu kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ để tập kết hàng hóa từ các khu công nghiệp, tăng cường kết nối hàng hóa đi/đến các cảng biển, đặc biệt là cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với trong khu vực.
Bốnlà, Bộ GTVT khẩn trương kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhanh chóng xem xét quy hoạch nơi đổ “vật, chất nạo vét” để đảm bảo việc nạo vét luồng, nạo vét trước bến. Đặc biệt, đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần nghiên cứu để rút ngắn quy trình thực hiện các hồ sơ thủ tục nạo vét, không thu thuế khoáng sản đối với vật chất nạo vét đổ trên bờ (hiện chỉ có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu áp dụng loại thuế này), nhằm hỗ trợ các cảng triển khai duy tu nạo vét kịp thời, đảm bảo hoạt động khai thác cảng an toàn và hiệu quả.
Nămlà, đối với các tàu container và các tàu chuyên dụng trong nước chưa làm chủ được công nghệ đóng tàu, cho phép tăng độ tuổi tàu được nhập khẩu từ 15 năm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP hiện hành lên 17 năm nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát triển đội tàu vận chuyển, phù hợp với Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam.
Sáulà, tạo điều kiện thuận lợi, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành tích cực tiếp cận được các “nguồn vốn xanh” phục vụ nhu cầu phát triển các đội tàu biển, tàu sông của quốc gia và khu vực.
Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn: Trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước
21:27, 20/03/2024
Hải Phòng: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực cảng biển, logistics với UAE
10:30, 14/03/2024
Cần thiết thành lập Ủy ban Logistics quốc gia
11:30, 12/03/2024
Triển vọng cổ phiếu cảng biển và logistics
03:00, 10/03/2024
Viettel Post mở rộng đầu tư lĩnh vực logistics tại Trung Quốc
14:48, 08/03/2024