Đầu tư công và thách thức giải ngân của TP. Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
>>> Tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng
Vẫn còn vốn chưa phân bổ
Theo công điện, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường . Ở trong nước, có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Trung ương, Quốc hội giao.
Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao nhất (trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Việc phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng.
Bộ Tài chính thống kê đến hết tháng 02 năm 2024 đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 94,9% kế hoạch; giải ngân ước đạt 9,13% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (6,97%). Bên cạnh sự rốt ráo và tốc độ hơn nhiều so với các năm, Tuy nhiên, số liệu của Bộ cũng nêu vốn chưa phân bổ chi tiết còn khá lớn (khoảng 33 nghìn tỷ đồng) của 21 bộ, cơ quan trung ương và 43 địa phương; có 40 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân 02 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước, trong đó 29 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 (tỷ lệ giải ngân 0%).
>>>Nghị quyết 43 và hiệu quả chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất
Như vậy vẫn còn có tình trạng “Ì ạch” khởi động đầu tư công trong những tháng trong Tết và ra Tết Nguyên đán.
Nhận định về nhiều nguyên nhân dẫn đến số vốn chưa phân bổ còn lớn, một chuyên giacho rằng vẫn còn những nguyên nhân mà năm nào cũng là yếu tố cản bước đầu tư công, lặp lại như vấn đề thủ tục đầu tư các dự án, hay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm trễ…
TP. HCM thách thức với tỷ lệ giải ngân cao
Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những điạ phương được giao số vốn giải ngân đầu tư công cao nhất cả nước trong năm nay (79.263 tỷ đồng) - cũng đã phải xin cơ chế mới về giải phóng mặt bằng để giúp dự án được thúc đẩy tiến độ nhanh hơn, đồng thời cũng giúp cho người dân liên quan đến mặt bằng phải giải tỏa có thể sớm được an cư. Mặc dù trước đó rút kinh nghiệm của các năm trước, năm 2023, TP. HCM đã tập trung cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; Do đó, các dự án đã có mặt bằng sạch thực hiện, công tác giải ngân cũng cho là có nhiều thuận lợi hơn trong năm nay.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngay từ đầu năm UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị ký cam kết thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 dự kiến đạt từ 95% trở lên; đồng thời ban hành chương trình hành động thúc đẩy công tác này, trong đó đã cụ thể hóa nhiệm vụ của các sở ngành, UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức.
Qua tổng hợp từ kế hoạch giải ngân từ các chủ đầu tư, tổng số vốn dự kiến giải ngân đến hết niên độ năm 2024 là gần 75.367 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 95,1% kế hoạch vốn được giao. Hiện tại, số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước thành phố cho thấy, tổng số vốn đã giải ngân 2 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 1.641 tỷ đồng, tăng gần 1.272 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trên cơ sở rà soát kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của các đơn vị, tổng số vốn dự kiến giải ngân đến hết tháng 3 năm 2024 là 7.289 tỷ đồng, đạt 9,2% kế hoạch.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa là chỉ tiêu mà TP. Hồ Chí Minh mong muốn. Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi mới đây đã yêu cầu các sở ngành, UBND các quận huyện, TP. Thủ Đức tập trung quyết liệt thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, công tác quy hoạch, tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng… để tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I phải đạt 10% kế hoạch - một tỷ lệ rất cao so với giải ngân đầu tư công mà TP đã thực hiện (hơn 4%) trong cùng kỳ năm trước.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Trợ lý Bí thư Thành ủy, dự báo trong quý I năm nay, thành phố sẽ giải ngân được khoảng 10% tổng vốn năm, khó để đạt mức cao hơn. Nguyên nhân là thời điểm đầu năm, địa phương phải thực hiện khâu quan trọng là tổ chức đấu thầu nhiều dự án với số vốn lớn. Trong trường hợp xấu, một số dự án phải bỏ thầu, làm lại từ đầu nếu không có người tham gia.
Dù vậy, ông cũng khẳng định, trong quý I năm nay, Thành phố không còn các yếu tố bất lợi như một năm trước đây. Trong kịch bản bất lợi, chỉ số tăng trưởng kinh tế thành phố cũng không lặp lại kịch bản của một năm trước đó. Đây mặt khác sẽ là điều kiện tốt cho TP. HCM quyết tâm theo đuổi mục tiêu vừa tăng tỷ lệ giải ngân và vừa đảm bảo tăng giá trị giải ngân đầu tư cao.
Có thể bạn quan tâm
TP HCM: Loạt biệt thự "chục tỷ đồng" vẫn chiếm phần lớn thị trường
20:40, 06/03/2024
TP HCM muốn tăng tốc khởi công “siêu cảng” Cần Giờ
15:44, 11/03/2024
TP HCM "đặt hàng" doanh nghiệp, xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao
15:43, 01/03/2024
Trường Đại học Công Thương TP HCM: Hành trình tạo cơ hội và kết nối các startup với nhà đầu tư
08:34, 01/03/2024