Cấm TikTok không làm Mỹ giảm bớt nỗi lo

TRƯỜNG ĐẶNG 25/03/2024 03:00

TikTok - ứng dụng đang trở thành tâm điểm tại Mỹ - chỉ là "con chim đầu đàn" trong một loạt các ứng dụng Trung Quốc đang làm mưa làm gió tại Mỹ.

Ngoài TikTok, hàng loạt ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc đang thịnh hành ở Mỹ

Ngoài TikTok, hàng loạt ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc đang thịnh hành ở Mỹ

Các nhà lập pháp Mỹ vừa tiến thêm một bước trong việc loại bỏ TikTok bằng cách thông qua đạo luật có tên “Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ kiểm soát” tại Hạ Viện Mỹ. Điều này sẽ buộc ByteDance phải bán đứt TikTok tại thị trường Mỹ nếu không muốn chịu các hình phạt nghiêm khắc.

>>Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?

Với khoảng 170 triệu người dùng Mỹ, đây quả là một đòn đau của công ty công nghệ Trung Quốc. Nhưng câu hỏi mà nhiều chuyên gia đặt ra là: Liệu trường hợp của TikTok có thể ngăn chặn làn sóng thịnh hành của các ứng dụng Trung Quốc tại Mỹ hay không?

Trước lệnh cấm tiềm tàng, nhiều người dùng đã bắt đầu nghĩ tới những giải pháp mới, nhưng thay vì quay lại Facebook hay Instagram, nhiều người Mỹ vẫn có nhiều lựa chọn thú vị để thay thế. Nhiều ứng dụng trong số đó vẫn có nguồn gốc từ Trung Quốc, khiến cơn đau đầu của các nhà lập pháp Mỹ không hề tiêu tan.

Ở đó, Bigo Live - với tính năng phát trực tiếp phổ biến trên TikTokish đang đón nhận sự chuyển dịch người dùng. Hay Likee, ứng dụng cung cấp các tùy chọn chỉnh sửa và chia sẻ video tương tự có hơn 100 triệu người dùng trên khắp thế giới cũng là một lựa chọn. Ngoài ra, Hago - một ứng dụng kết hợp giữa mạng xã hội và trò chơi điện tử, đã đạt được khoảng 500 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới.

Ba ứng dụng này giống TikTok ở một khía cạnh nữa: chúng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Công ty sản xuất chúng là Joyy có trụ sở tại Singapore, giống như TikTok. Nhưng cổ đông kiểm soát của Joyy là Huanju, có trụ sở tại Trung Quốc đại lục – một điểm tương tự ByteDance.

ByteDance và Huanju nằm trong số hàng chục công ty Trung Quốc đang phát triển mạnh trên mạng Internet của các nước phương Tây. Họ phát triển ứng dụng cho mọi thứ, từ chơi game, mạng xã hội đến thể dục và chỉnh sửa ảnh. Theo The Economist, nhiều công ty đã đặt trụ sở bên ngoài Trung Quốc và không quảng cáo rộng rãi nguồn gốc Trung Quốc của mình.

Theo Sensor Tower, một công ty trò chơi điện tử của Thượng Hải có tên MiHoYo vào năm ngoái đã đạt doanh thu nước ngoài còn vượt trội cả Tencent, gã khổng lồ về trò chơi của Trung Quốc.

Các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ phải lo ngại nếu đạo luật mới nhắm vào TikTok được toàn bộ chính quyền Mỹ thông qua

Các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ phải lo ngại nếu đạo luật mới nhắm vào TikTok được toàn bộ chính quyền Mỹ thông qua

Các ứng dụng thương mại điện tử liên kết với Trung Quốc cũng thành công tương tự ở Mỹ. Shein, nền tảng bán quần áo giá rẻ, kiếm được hàng chục tỷ USD doanh thu tại Mỹ vào năm ngoái. Temu, công ty có trụ sở tại Boston nhưng thuộc sở hữu của PDD đến từ Trung Quốc cũng đạt lợi nhuận vài tỷ đô la Mỹ. PDD, đã được niêm yết ở New York, vào ngày 20 tháng 3 đã báo cáo rằng tổng doanh thu tăng hơn gấp đôi trong quý cuối cùng của năm 2023, lên 12,5 tỷ USD.

>>Chiến lược “nhái” của Meta lại thành công với TikTok

Các dịch vụ khác của Trung Quốc cũng đang tràn vào Mỹ. Daily Yoga, một ứng dụng phổ biến với những người đam mê tập thể dục, thuộc sở hữu của một công ty đến từ thành phố Tây An, Trung Quốc. Đáng kể nhất là CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video phổ biến nhất ở Mỹ và thế giới, cũng thuộc sở hữu của ByteDance. Lemon8, Bestie-Portrait hay reelShort cũng vậy, đều là những sản phẩm công nghệ thuộc về các công ty Trung Quốc.

Vào năm 2023, trong số 500 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ, chỉ có 10 ứng dụng đến từ các công ty Trung Quốc, nhưng 4 trong số đó nằm trong top 5 lượt tải nhiều nhất. Điều này cũng chưa nói hết mức độ phổ biến của các ứng dụng đến từ đối thủ của Washington. Các công ty Trung Quốc sở hữu 36 trong số 500 ứng dụng có doanh thu cao nhất ở Mỹ trong năm ngoái, nhấn mạnh thêm sự thành công về mặt tài chính và mức độ tương tác của người dùng mà các ứng dụng này đang đạt được.

Nỗi lo về dữ liệu Mỹ của Nhà Trắng không thể được giải quyết rốt rào từ một mình trường hợp của TikTok, nơi công ty này chỉ là một trong số mạng lưới các nền tảng ứng dụng trên Internet đang thịnh hành tại thị trường Mỹ. Vấn đề ở chỗ, nếu lệnh cấm TikTok có hiệu lực, đây có thể sẽ là sự kiện mở đường cho khả năng nhiều ứng dụng khác tương tự từ các nhà sản xuất Trung Quốc bị chính quyền Mỹ nhắm tới.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hé lộ" lý do kinh tế Mỹ "hạ cánh mềm"

    04:00, 17/03/2024

  • Xuất khẩu sang Mỹ: 3 phương thức cơ bản cần lưu ý

    Xuất khẩu sang Mỹ: 3 phương thức cơ bản cần lưu ý

    04:00, 14/03/2024

  • Lạm phát Mỹ tăng, giá vàng lao dốc mạnh

    Lạm phát Mỹ tăng, giá vàng lao dốc mạnh

    12:01, 13/03/2024

  • Thói quen tiêu dùng Mỹ thay đổi, doanh nghiệp Việt cần lưu ý điều này

    Thói quen tiêu dùng Mỹ thay đổi, doanh nghiệp Việt cần lưu ý điều này

    03:30, 13/03/2024

  • Xuất khẩu sang Mỹ: Những nguyên nhân dẫn đến thất bại

    Xuất khẩu sang Mỹ: Những nguyên nhân dẫn đến thất bại

    04:00, 10/03/2024

TRƯỜNG ĐẶNG