Standard Chartered: GDP Quý I dự báo mức 6,1%
Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Quý 1 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
>>>Động lực mới cho mục tiêu tăng trưởng GDP năm Rồng
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Quý 1 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (mức 6,7% hồi Quý 4).
Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trường GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm nay.
Theo Standard Chartered, dữ liệu tháng 3 có dấu hiệu phục hồi sau dịp Tết Nguyên Đán, nhờ doanh số bán lẻ. Tăng trưởng doanh số bán lẻ được dự báo tăng trưởng ở mức 9,2% trong tháng 3, so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu được dự báo hồi phục ở mức 5,2% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt mức 5,0%.
Thặng dư thương mai có thể thu hẹp xuống 0,8 tỷ đô la Mỹ. Lạm phát có thể tăng lên mức 4,2% trong tháng 3 so với cùng kỳ (từ mức 4,0% trong tháng 2). Giá dịch vụ giáo dục, nhà ở (vật liệu xây dựng) và thực phẩm đã thúc đẩy lạm phát trong thời gian gần đây. Để nguồn FDI phục hồi mạnh mẽ thì sẽ cần tăng trưởng GDP nhanh hơn.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Mặc dù khả năng tăng trưởng Quý I có chậm lại nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi. Tuy nhiên, ngân hàng cũng thận trọng trước tổng quan tăng trưởng của nửa đầu năm do những thách thức đến từ thương mai toàn cầu”.
Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5% cho đến hết Quý 3 năm 2024 và tăng 50 điểm cơ bản trong Quý 4, trước lo ngại về lạm phát do tăng trưởng.
>>>Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% năm 2024
Trong khi đó, Ngân hàng UOB (Singapore) thì dự báo trong quý I/2024, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 5,5% và cả năm ở mức 6,0%. Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB cho rằng động lực chung trong lĩnh vực sản xuất và thương mại bên ngoài đang có những dấu hiệu tích cực, đặc biệt là chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đang khá tích cực, khi cả trong tháng 1 và tháng 2 đều ở mức trên 50 điểm, để chứng minh cho nhận định của mình.
“Các yếu tố đặc biệt tích cực của kỳ khảo sát PMI mới nhất là việc làm tăng trở lại và niềm tin kinh doanh đạt mức cao nhất trong một năm”, đại diện UOB nhấn mạnh.
“Động lực chung trong lĩnh vực sản xuất và thương mại bên ngoài đang có những dấu hiệu tích cực và chúng tôi kỳ vọng tốc độ này sẽ duy trì, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2024 khi sự phục hồi trong lĩnh vực bán dẫn vững chắc hơn và các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu vận hành chính sách lãi suất phù hợp hơn”, ông Suan Teck Kin nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Động lực mới cho mục tiêu tăng trưởng GDP năm Rồng
11:59, 14/02/2024
“Mục tiêu” tăng trưởng GDP 7%, tại sao không?
00:30, 19/01/2024
Triển vọng tăng trưởng GDP
01:31, 05/03/2024
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% năm 2024
14:09, 08/01/2024