Thanh Hóa: Cần đưa các cơ sở thu mua sản xuất lâm sản và trạm cân vào đúng quy hoạch

KIỀU PHIÊN 02/04/2024 17:00

Trước tình trạng vi phạm của nhiều cơ sở thu mua nguyên liệu tự phát để kinh doanh gỗ keo, tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh tỉnh Thanh Hóa đã ra nhiều văn bản chỉ đạo.

>>Doanh nghiệp chế biến lâm sản gặp khó

Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát và báo cáo về các cơ sở thu mua và chế biến lâm sản trên địa bàn để có phương án xử lý thế nhưng vẫn còn tình trạng nhiều cơ sở vẫn cố tình ngang nhiên bất chấp lệnh cấm “xéo rào” để hoạt động.

Quyết liệt xử lý dứt điểm vi phạm

Thời gian qua trước tình trạng phản ánh của người dân, doanh nghiệp và báo chí về tình trạng việc phát triển ồ ạt của các trạm thu mua nguyên liệu tự phát, nhất là các trạm thu mua không phép trên địa bàn các huyện miền núi đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, mất an ninh trật tự, đặc biệt là gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ. Các nhà máy được cấp phép đóng trên địa bàn phải hoạt động cầm chừng, giảm công suất vì không thể cạnh tranh nổi để có nguyên liệu chế biến.

fbf

Nhiều cơ sở thu mua tự phát mọc không nằm trong quy hoạch gây ảnh hưởng đến tình trạng phát triển kinh tế lâm sản trên đìa bàn

Được biết, để thực hiện đúng kế hoạch theo như Kết luận số 157/TB-UBND ngày 23/08/2016 về việc: “giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ; Trong đó, đối với các cơ sở đủ điều kiện chế biến, sản phẩm gỗ thì làm rõ lộ trình để các cơ sở thực hiện đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm sang gỗ sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh, nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ; Đối với các cơ sở không đảm bảo thì có lộ trình dừng sản xuất phù hợp. Để có cơ sở đề xuất, Sở đề nghị các cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ báo cáo cụ thể bằng văn bản về khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất… và gửi về Sở trước ngày 09/09/2016 nhằm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh”. Chính vì với chủ trương và chính sách như Kết luận của Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nêu trên nên rất nhiều doanh nghiệp không xin được chấp thuận chủ trương đầu tư nên đã bằng cách đặt trạm cân tại các điểm trên địa bàn huyện miền núi để thu mua nguồn nguyên liệu. 

Ông Lê Văn N - chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thường Xuân cho biết, nhiều cơ sở không đăng ký kinh doanh dăm gỗ nhưng lại thu mua, cạnh tranh nguyên liệu không lành mạnh khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ dăm trong khu vực rơi vào cảnh khó khăn do thiếu nguyên liệu.

Hiện trên địa bàn huyện Thường Xuân có rất nhiều trạm cân hoạt động trên đất 02 hoặc đất nhà ở nông thôn nhưng chưa được chuyển đổi mục đích, và cũng chưa có giấy phép xây dựng cũng như chưa có giấy phép lắp trạm cân, vùng quy hoạch nguyên liệu cũng không có, những trạm cân này chủ yếu được lập và lắp đặt trên đất vườn của người dân, các hộ kinh doanh cá thể, cũng có những trạm cân của doanh nghiệp lập nhà máy ở địa bàn khác đến đây lập trạm cân ở ngay đầu nguồn để thu mua nguyên liệu mang về sản xuất, ông N chia sẻ.

ff

Cơ sở thu mua, sản xuất gỗ keo tại thôn Tú xã Xuân Thắng ngang nhiên lấn chiếm hành lang tỉnh lộ 519B

Theo đó, sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các huyện, thị, thành phố tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, rà soát toàn diện các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo trên địa bàn về điều kiện sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai, về môi trường, điều kiện an toàn lao động... nhằm ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm đã được kiểm tra và không để tái diễn tình trạng như nội dung nhân dân và báo chí phản ánh. Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, xử lý nghiêm, triệt để đối với các cơ sở thu mua, chế biến lâm sản vi phạm quy định về đất đai, bảo vệ môi trường, không đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất, kinh doanh theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.

Trên “nóng” mà dưới chưa “nóng”

Ông Hoàng Trọng Lưu, Chủ tịch xã Xuân Thắng (Thường Xuân, Thanh Hóa) cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có 5 trạm thu mua gỗ keo và lắp đặt trạm cân nhưng hiện tại có 2 trạm cân đang bị dừng hoạt động vì vi phạm trên đất không đúng quy định.

Cũng theo ông Lưu hiện nay người dân và doanh nghiệp trên địa bàn cũng đang phản ánh nhiều năm qua, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú đã tiến hành xây dựng nhà điều hành và lắp đặt trạm cân tại khu đất hơn 800 m2 trên đất ở nông thôn và đất trồng cây. Trong quá trình hoạt động, xưởng thu mua, sản xuất gỗ keo đã gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí cũng như gây mất an toàn giao thông khiến người dân tại địa phương lo ngại về tính an toàn cũng như môi trường sống.

Ông Vi Thành Luân, Cán bộ địa chính xã Xuân Thắng cho biết thêm, cở sở thu mua lâm sản tại thôn Tú của thuộc hộ kinh doanh đứng tên bà Bùi Thị Dung. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và nhắc nhở cơ sở sau phản ánh của nhân dân.

Điều đáng nói ở đây, đây là cơ sở mà chính quyền xã Xuân Thắng báo cáo là đơn vị có đầy đủ pháp lý hoạt động trên địa bàn. Sau đó UBND xã đã cung cấp 1 giấy phép kinh doanh mang tên bà Bùi Thị Dung đăng ký vào ngày 04/12/2023 cùng với giấy chứng nhận kiểm định trạm cân và hợp đồng thuê đất. Nhưng hợp đồng thuê đất lại đứng tên ông Lê Viết Tâm có hộ khẩu thường trú tại xã Tân Thành, huyện Thường Xuân thuê lại của hộ ông Lò Đức Hạnh với tổng diện tích 800 m2 để xử dụng vào mục đích làm bàn cân và bãi tập kết vật liệu gỗ keo. Vị trí khu đất, thửa số 98, tờ bản đồ số 43 – BĐĐC 2008. Thời hạn thuê đất là 5 năm kể từ ngày 01/02/2023. Ngoài các giấy tờ trên thì đơn vị cũng không có giấy phép xây dựng nhà xưởng, không xuất trình được cam kết ĐTM cũng như hồ sơ pháp lý về phòng cháy chữa cháy khi xây dựng nhà xưởng trong khu dân cư, giấy phép hoạt động bàn cân.

>>Minh bạch sản xuất lâm nghiệp - “visa” cho lâm sản vào EU

>>Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng vi phạm về đất đai

Trạm

Cơ sở thu mua lâm sản, trạm cân không phép tại xã Xuân Chinh sau khi phát hiện bị cơ quan chính quyền yêu cầu dừng hoạt động

Được biết theo quy định hiện hành việc lập trạm cân trên đất chưa chuyển đổi mục đích là và xây dựng trạm cân khi chưa có giấy phép xây dựng là cần phải bị xử lý nghiêm. Theo mục , Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định như sau. “Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án xây dựng”.

Có thể bạn quan tâm

  • Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng vi phạm về đất đai

    Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng vi phạm về đất đai

    13:15, 26/03/2024

  • Thường Xuân (Thanh Hóa): Bến phà tự phát gây mất an toàn

    Thường Xuân (Thanh Hóa): Bến phà tự phát gây mất an toàn

    04:20, 29/04/2021

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội công khai danh sách loạt dự án vi phạm đất đai

    Hà Nội công khai danh sách loạt dự án vi phạm đất đai

    00:30, 29/10/2022

  • 21 dự án vi phạm đất đai ở Phú Yên vừa bị Bộ TN&MT 'bêu tên'

    21 dự án vi phạm đất đai ở Phú Yên vừa bị Bộ TN&MT 'bêu tên'

    16:28, 20/07/2021

KIỀU PHIÊN