Kinh tế tháng 3 phục hồi tích cực
Tình hình kinh tế-xã hội tháng 3/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, kết quả tháng 3 tốt hơn tháng 1 và tháng 2.
>>“Năm quyết tâm”, “Năm bảo đảm” và “Năm đẩy mạnh” hiện thực mục tiêu tăng trưởng 6,5%
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, chiều 3/4.
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, tính chung quý I/2024 phần lớn các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 đến nay. GDP quý I từ năm 2020 đến 2023 tăng lần lượt là 3,21%; 4,85%; 5,12%; 3,41%. Trong đó, cả 3 khu vực đều phát triển tốt, như nông nghiệp tăng 2,98%, công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, dịch vụ tăng 6,12%.
Một số địa phương có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ, như Quảng Ninh tăng 39,9%, Phú Thọ tăng 27,7%, Bắc Giang tăng 24%, Thanh Hoá tăng 18,6%, Hà Nam tăng 17,9%, Ninh Thuận tăng 17,4%, Tây Ninh tăng 14,4%, Hải Dương tăng 12,8%...
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. “Xuất siêu 8,08 tỷ USD, xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo, trị giá 1,37 tỷ USD, an ninh năng lượng, lương thực, cung cầu lao động được bảo đảm”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I tăng 3,77%, dưới ngưỡng Quốc hội giao (4-4,5%) và thấp hơn cùng kỳ (4,18%). Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.
Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Kim ngạch XNK tháng 3 đạt 65 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và 12% so với cùng kỳ, tính chung quý I đạt 178 tỷ USD, tăng 15,5%, xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 9,2% so với cùng kỳ; tính chung quý I tăng 8,2%.
Số lượt khách quốc tế tháng 3 đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 78,6% so với cùng kỳ; tính chung quý I đạt trên 4,6 triệu lượt, tăng 72% và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch COVID-19).
>>Thách thức mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%
>>Phát triển mô hình khu công nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững
Tình hình tài chính – NSNN tiếp tục được cải thiện rõ nét. Thu NSNN quý I đạt 31,7% dự toán năm, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi NSNN được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều so với giới hạn quy định.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,67% kế hoạch năm, cao hơn cùng kỳ (10,35%). Thu hút đầu tư FDI đạt 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% và cao nhất trong 5 năm qua.
Phát triển DN tiếp tục tăng với xu hướng tích cực. Tháng 3/2024 có 14,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 64,3% so với tháng 2.
Tính chung quý I có 36,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 6,9% và 23,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính; đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
“Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Uy tín và vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới
15:34, 03/04/2024
“Năm quyết tâm”, “Năm bảo đảm” và “Năm đẩy mạnh” hiện thực mục tiêu tăng trưởng 6,5%
14:15, 03/04/2024
Thách thức mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%
03:30, 01/04/2024
Lộ diện "phép màu" giúp Huawei tăng trưởng mạnh bất chấp cấm vận của Mỹ
03:30, 01/04/2024