Hà Nội: Quốc Oai đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy
Tối 12/4, HPA phối hợp huyện Quốc Oai tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc tuần văn hoá du lịch, thương mại huyện Quốc Oai năm 2024.
Tham dự buổi lễ tại khu di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, xã Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội có ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Trung tướng Khuất Việt Dũng - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; ông Nguyễn Doãn Toản - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Phạm Qúy Tiên - Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Ánh Dương – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hàg Nội; Đại diện lãnh đạo các Cục, vụ, Đại sứ quán Ấn Độ, Sri Lanka, Lào... Về phái địa phương có ông Nguyễn Văn Thọ - Bí Thư huyện ủy Quốc Oai; Nguyễn Trường Sơn Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cùng đại diện các cơ quan ban ngành huyện Quốc Oai.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết: Việc tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc “Hội chợ quảng bá sản phẩm làng nghề, OCOP gắn kết văn hóa du lịch địa phương tại huyện Quốc Oai” với chủ đề “Quốc Oai - Khơi nguồn di sản” với mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị các Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Quốc Oai; từng bước khai thác tiềm năng và giá trị văn hóa nghệ thuật của quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy theo hướng phát triển du lịch văn hóa lịch sử.
Tuần lễ văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Quốc Oai phối hợp tổ chức diễn ra tại khu vực chùa Thầy và Khu du lịch, vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội, bao gồm chuỗi hoạt động: trò chơi dân gian; trình diễn rối nước; trình diễn các loại hình nghệ thuật đặc sắc; gian hàng quảng bá văn hóa, du lịch, sản phẩm đặc sản của địa phương; các hoạt động tại Khu du lịch, vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội.
Cũng theo ông Sơn, huyện Quốc Oai được mệnh danh là cái nôi của văn hóa xứ Đoài, nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như: Hát dô, hát ví Hàm Rồng, hát tuồng, hát chèo, hát ví người Mường…
“Lễ hội chùa Thầy là niềm tự hào của người dân Quốc Oai, được tổ chức từ mùng 5-7 tháng Ba âm lịch… Lễ hội mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng có sự kết hợp với những nét di sản văn hóa độc đáo, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân đến khám phá về những nét văn hóa vùng miền. Bên cạnh phần lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ, còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian gắn bó với người dân bản địa…” ông Sơn chia sẻ.
Nhìn nhận “Hội chợ quảng bá sản phẩm làng nghề, OCOP gắn kết văn hóa du lịch địa phương tại huyện Quốc Oai” diễn ra từ ngày 12/4 - 16/4/2024 tại khu di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, xã Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội, ông nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại Thành phố Hà Nội (HPA) khẳng định: Sự kiện được tổ chức nhằm phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc cũng như mong muốn quảng bá các giá trị của các Lễ hội truyền thống, những giá trị văn hóa bản sắc của các vùng, miền; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương; điểm đến du lịch của Thủ đô đến với người dân và du khách, hướng tới xây dựng thành sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại gắn kết du lịch trở thành sự kiện thường niên, gắn kết cùng Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội Chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch huyện Quốc Oai năm 2024, góp phần quảng bá du lịch, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, hỗ trợ kết nối giữa doanh nghiệp phân phối với các doanh nghiệp sản xuất, tạo chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm bền vững lâu dài. Nâng cao nhận thức, lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, thương hiệu sản phẩm Việt, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tư vấn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp; chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hội chợ có quy mô 4.000 - 5.000 m2 được thiết kế, trang trí, giàn dựng tổng thể thể hiện hình ảnh không gian các gian hàng đặc sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước; không gian sản phẩm đặc sản, OCOP Hà Nội; không gian tiểu cảnh trang trí, sân khấu, cổng chào; các không gian trình diễn sản phẩm làng nghề và không gian trình diễn nghệ thuật dân gian và đương đại, tái hiện các trò chơi dân gian.
Nổi bật với hơn 120 gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản, đặc trưng của các vùng miền; nông sản thực phẩm chế biến, đồ uống, sản phẩm gia vị, trái cây, bánh kẹo, chè, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng... văn hóa, du lịch, ẩm thực, sản phẩm làng nghề, OCOP trên địa tỉnh, thành phố, các huyện lân cận và trên địa bàn huyện Quốc Oai đảm bảo chất lượng, VSATTP, xuất xứ hàng hóa, thu hút du khách đến với Lễ hội.
“Đặc biệt, bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, Hội chợ còn tổ chức trình diễn sản phẩm; trình diễn nghệ thuật dân gian và đương đại, tái hiện các trò chơi dân gian” ông Dương cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội: HPA đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP
23:44, 19/01/2024
Hà Nội: HPA đẩy mạnh quảng bá nông sản, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
15:26, 09/12/2023
Hà Nội: HPA tiếp tục đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ... gắn kết du lịch
08:01, 27/10/2023
Hà Nội: HPA “hút” du lịch qua Festival Thu Hà Nội năm 2023
14:11, 20/09/2023
Hà Nội: HPA tổ chức Tuần hàng nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023
13:46, 07/09/2023