Ninja Van "bắt tay" CJ Logistics nhắm đến thị trường vận chuyển xuyên biên giới Đông Nam Á

NGUYỄN CHUẨN 20/04/2024 00:40

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới tại Đông Nam Á bùng nổ, “kỳ lân” công nghệ logistics Ninja Van đã có những bước đi đầy tham vọng khi hợp tác với CJ Logistics của Hàn Quốc.

>>>Thách thức của Ninja Van

Mới đây, công ty khởi nghiệp vận tải Ninja Van có trụ sở tại Singapore đã bắt tay với gã khổng lồ CJ Logistics của Hàn Quốc, ký hợp đồng dịch vụ giao hàng và thông quan để tăng cường hoạt động kinh doanh hậu cần xuyên biên giới ở Đông Nam Á.

Ninja Van bắt tay CJ Logistics nhắm đến thị trường vận chuyển xuyên biên giới Đông Nam Á

Ninja Van bắt tay CJ Logistics nhắm đến thị trường vận chuyển xuyên biên giới Đông Nam Á

Theo đó, các sản phẩm của Hàn Quốc được gửi từ các trung tâm logistics trong nước và vận chuyển đến các nước Đông Nam Á, thông qua dịch vụ giao nhận hàng không của CJ Logistics sẽ do Ninja Van xử lý các dịch vụ thông quan và giao hàng tại mỗi quốc gia đến.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, quy mô thị trường vận tải hàng hóa đường bộ xuyên biên giới Đông Nam Á ước tính đạt 40,11 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 60,92 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm (CAGR) là 7,21% trong giai đoạn dự báo (2024-2030).

Trong những năm tới, sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới dự kiến sẽ thúc đẩy phân khúc người dùng cuối thương mại bán buôn và bán lẻ, theo báo cáo của Mordor Intelligence.

Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh nhất trong khu vực, trong khi sáng kiến Công nghiệp 4.0 của Thái Lan cũng đang thúc đẩy sự đổi mới công nghệ để tăng trưởng kinh tế. Những thị trường này cùng với sự tăng trưởng mạnh vốn có của Singapore và Indonesia, có thể sẽ mang đến những cơ hội đáng kể cho các nhà vận tải xuyên biên giới.

Điều này cũng đã tạo cơ hội thị trường mới cho các công ty, thúc đẩy các nhà phát triển logistics trong khu vực như Grab, Ninja Van, J&T Express, Lalamove và Flash mở rộng một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, để thâm nhập vào một thị trường mới và mở rộng một cách nhanh chóng, chiếm thị phần của các doanh nghiệp nội địa, các công ty này buộc phải chấp nhận cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn mức phí cạnh tranh địa phương. Điều này đã tạo ra một cuộc đua giảm giá với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối ở Đông Nam Á, khiến các công ty này phải đối mặt với áp lực lớn về chi phí và lợi nhuận.

>>>Ninja Van thay đổi “cuộc chơi” ở Đông Nam Á

>>>PUDO có giúp Ninja Van “làm mới” mình?

Trong khi đó, Ninja Van được thành lập vào năm 2014, chuyên cung cấp dịch vụ thông quan và giao hàng tại sáu quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Họ được biết đến như một công ty hậu cần sở hữu công nghệ kỹ thuật số tiên tiến như hệ thống theo dõi vận chuyển theo thời gian thực.

thúc đẩy tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới của khu vực

Sự hợp tác được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới của khu vực.

Với nhu cầu về các sản phẩm Hàn Quốc ở Đông Nam Á ngày càng tăng, từ mỹ phẩm, thời trang cho đến hàng hóa tiêu dùng nhanh. Cú bắt tay của CJ Logistics với Ninja Van được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Hàn Quốc sang Đông Nam Á

Thông qua CJ Logistics, dịch vụ hậu cần một cửa được thực hiện từ Hàn Quốc đến người tiêu dùng cuối ở Đông Nam Á, sẽ loại bỏ việc khách hàng phải ký hợp đồng riêng với các nhà môi giới hải quan, hãng vận tải trong nước cũng như các nhà môi giới và hãng vận chuyển hải quan ở nước ngoài.

Hơn nữa, khi CJ Logistics tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô dựa trên khối lượng vận chuyển lớn trong tương lai, gánh nặng chi phí hậu cần đối với khách hàng xuyên biên giới có thể giảm bớt so với vận tải quốc tế thông thường.

Do đó, cú bắt tay của CJ Logistics với Ninja Van không chỉ được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Hàn Quốc sang Đông Nam Á, mà đồng thời còn đóng vai trò là đường cao tốc xuyên biên giới, thúc đẩy tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới của khu vực trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • “Đại dương xanh” xuyên biên giới: Cơ hội từ thị trường 119 tỷ USD

    “Đại dương xanh” xuyên biên giới: Cơ hội từ thị trường 119 tỷ USD

    11:20, 01/04/2024

  • Thời kỳ “vàng” cho thương mại điện tử xuyên biên giới

    Thời kỳ “vàng” cho thương mại điện tử xuyên biên giới

    01:30, 15/03/2024

  • Quản lý nền tảng xuyên biên giới

    Quản lý nền tảng xuyên biên giới

    15:43, 26/10/2023

  • Logistics xuyên biên giới –

    Logistics xuyên biên giới – "Chạm" vào dịch vụ “một trạm”

    09:14, 24/10/2023

  • Việt Nam đang vào cấp độ mới của thương mại điện tử xuyên biên giới

    Việt Nam đang vào cấp độ mới của thương mại điện tử xuyên biên giới

    13:45, 19/10/2023

NGUYỄN CHUẨN