Ngành gỗ không còn là “gà đẻ trứng vàng”

THY HẰNG 23/04/2024 03:00

Khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngành gỗ xuống thấp, không còn là “con gà đẻ trứng vàng”. Hiện, doanh nghiệp gỗ đang gặp một số khó khăn, thách thức.

 >>>Diễn đàn Doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%. 

Khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngành gỗ xuống thấp, không còn là “con gà đẻ trứng vàng”. Hiện, doanh nghiệp gỗ đang gặp một số khó khăn, thách thức.

Khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngành gỗ xuống thấp, không còn là “con gà đẻ trứng vàng”. Hiện, doanh nghiệp gỗ đang gặp một số khó khăn, thách thức.

Ở chiều ngược lại, trong 3 tháng đầu năm, doanh nghiệp gỗ Việt nhập khẩu 1,143 triệu m3 gỗ nguyên liệu, tăng 22,5% về khối lượng và 10,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

“Ngành gỗ trước đây được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, xuất khẩu nhiều, tạo ra nhiều công ăn việc làm, phần giá trị gia tăng người Việt Nam được hưởng cao hơn các ngành khác. Tuy nhiên đến nay, chúng tôi thấy khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngành gỗ xuống thấp, không còn là “con gà đẻ trứng vàng” nữa. Hiện, doanh nghiệp gỗ đang gặp một số khó khăn, thách thức”, ông Ngô Sỹ Hoài nhấn mạnh.

Theo đó, triển vọng thương mại toàn cầu trong năm 2024 được dự báo chưa thật sự khởi sắc, tiếp tục tác động không thuận lợi tới hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có sản phẩm gỗ và lâm sản.

Cụ thể, doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt với phòng vệ thương mại. “Chúng ta đang dần thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng chế biến và cung ứng sản phẩm gỗ cho các thị trường lớn. Chẳng hạn như Hoa Kỳ, trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của nước này hiện nay, Việt Nam đóng góp tới 38,6%. Ghế ngồi là ví dụ, trong 10 chiếc ghế mà Hoa Kỳ nhập khẩu thì có đến 4 chiếc ghế là từ Việt Nam. Điều này cho thấy chúng ta gần như thay thế Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ, cũng chính vì vậy mà Hoa Kỳ thường xuyên khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ từ Việt Nam”, ông Hoài chia sẻ.

Đồng thời cho biết chuyển đổi xanh cũng vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành gỗ. Theo đó, từ 10-15 năm nay, chúng ta thực hiện rất nhiều việc để đảm bảo gỗ hợp pháp như quy định không gây mất rừng và không gây suy thoái rừng. Trong khi nhiều nước có vẻ như “đầu hàng” hoặc phản đối quyết liệt thì với Việt Nam lại là cơ hội, nếu chúng ta làm tốt thì sẽ mở rộng được thị trường.

Ông Hoài cho rằng, Việt Nam đã đóng cửa rừng tự nhiên từ năm 2016 và nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu gỗ đầu vào từ Hoa Kỳ, EU và các nước khác. Những nước này tuân thủ và thực thi luật pháp rất tốt, nên chúng ta không lo lắng nhiều về nguy cơ lọt gỗ khai thác bất hợp pháp đưa vào chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, thách thức với doanh nghiệp ngành gỗ còn đến từ những quy định trong nước. Cụ thể, quy định về phòng cháy, chữa cháy làm khó các doanh nghiệp gỗ, thậm chí một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì không đáp ứng được quy định. Về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vẫn liệt kê sản phẩm gỗ vào nhóm sản phẩm rủi ro cao và phải kiểm tra trước, hoàn thuế sau, truy xuất nguồn gốc đến từng hộ nông dân trồng rừng.

“Việt Nam có hàng triệu hộ nông dân trồng rừng, từ rừng trồng đến nhà máy sản xuất ra sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu có một hành trình rất dài, chuỗi rất phức tạp. Trong chuỗi đó, chỉ cần một mắt xích có vấn đề là doanh nghiệp xuất khẩu gỗ “lãnh đủ”. Nếu chậm hoàn thuế, coi như bị “om” 10% giá trị xuất khẩu, không còn vốn để tái đầu tư sản xuất, khiến doanh nghiệp vừa mất thời gian chờ đợi, vừa mệt mỏi”, ông Ngô Sỹ Hoài lưu ý.

>>>Phát triển thị trường carbon cho ngành gỗ

Đồng quan điểm, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, ngành gỗ vẫn đối mặt với những thách thức lớn khi rào cản thương mại nước ngoài ngày càng khắt khe, các chứng chỉ về quản lý rừng bền vững hay chứng chỉ giảm phát thải carbon buộc nhà chế biến sản xuất sản phẩm gỗ phải tuân thủ khi muốn xuất hàng sang thị trường các nước. Ngoài ra, xu hướng thị trường xuất khẩu gỗ hiện đã có nhiều thay đổi khi doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng theo thời gian ngắn và nhà nhập khẩu yêu cầu cao hơn về mẫu mã, chất lượng.

3 tháng đầu năm, Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

3 tháng đầu năm, sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

“Đơn hàng hiện khác trước rất nhiều, không còn xuất khẩu ồ ạt hàng chục container mà thay vào đó doanh nghiệp tập trung vào hàng mẫu để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Việc làm hàng mẫu khá tốn kém và đòi hỏi nhân sự giỏi cũng là một vấn đề doanh nghiệp phải giải quyết”, ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Sadaco, nói.

Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp gỗ, năm 2024 là năm thứ 3 của giai đoạn khó khăn. Lúc này doanh nghiệp không thể nói “đứng trước khó khăn” mà buộc phải “thích nghi” với khó khăn. Vì vậy, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, vấn đề hiện nay của họ là làm sao để nhà máy tiếp tục tồn tại, phát triển.

Với Sadaco, ông Trần Quốc Mạnh cho biết doanh nghiệp không đánh mạnh vào các đơn hàng dài hạn như trước đây, mà thay vào đó làm các đơn hàng ngắn hạn, làm hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch HAWA, cũng cho biết, xu thế thiết kế trong ngành gỗ, nội thất hiện nay đã nổi lên. Trong năm 2023 đã nổi lên một số doanh nghiệp gặt hái được thành công nhờ đầu tư vào thiết kế, cá biệt có doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 300%.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu tăng mạnh, ngành gỗ năm 2024 đã sáng cửa?

    04:30, 12/03/2024

  • Doanh nghiệp ngành gỗ chủ động nâng cao giá trị gia tăng

    01:30, 11/03/2024

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành gốm sứ

    02:00, 07/03/2024

  • Cơ hội cho doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may

    12:24, 26/02/2024

THY HẰNG