Cần thiết sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

GIA NGUYỄN 29/04/2024 04:00

Trước những vướng mắc, tồn tại phát sinh trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

>> Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

Theo đó, trải qua hơn 8 năm thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; qua đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước.

Luật đã phát huy hiệu quả, làm tăng tính khả thi, tính thống nhất, đồng bộ và kịp thời của hệ thống pháp luật; giúp quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đi vào nền nếp ở cả Trung ương và địa phương; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là phản ứng chính sách; hạn chế việc ban hành thủ tục hành chính; hạn chế đáng kể, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề trong công tác ban hành văn bản nhờ thực hiện nghiêm, đồng bộ hơn các khâu tiền kiểm (thẩm định, thẩm tra) và hậu kiểm (kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa).

trải qua hơn 8 năm thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế - Ảnh minh họa: ITN

Trải qua hơn 8 năm thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu, thực tiễn áp dụng cũng cho thấy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phát sinh không ít tồn tại, hạn chế, cần được đánh giá, xem xét sửa đổi.

Thực tế cho thấy, theo báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, tính từ ngày 01/7/2016 đến ngày 31/12/2023, tổng số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trình cơ quan có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 7.759 văn bản.

Trong đó, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành 113 Luật, 3 Pháp lệnh, 32 Nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 983 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 353 Quyết định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành 6.184 Thông tư, văn bản. Chính quyền địa phương ban hành 90.610 văn bản quy phạm pháp luật (cấp tỉnh ban hành 32.721 văn bản quy phạm pháp luật; cấp huyện ban hành 18.006 văn bản quy phạm pháp luật; cấp xã ban hành 39.883 văn bản quy phạm pháp luật).

>> Bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu, thực tiễn áp dụng cho thấy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phát sinh không ít tồn tại, hạn chế - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích, thực tiễn áp dụng cũng cho thấy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phát sinh không ít tồn tại, hạn chế - Ảnh minh họa: ITN

Đáng nói, cũng trong giai đoạn 2016 – 2023, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã tiếp nhận, phân loại 171.600 văn bản. Kết quả, cả nước đã phát hiện và kết luận 4.294 văn bản có nội dung, thẩm quyền chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại gần 38.200 văn bản, qua đó phát hiện, kết luận, kiến nghị xử lý 1.040 văn bản có nội dung, thẩm quyền chưa phù hợp với quy định pháp luật (170 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 870 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh).

Không chỉ có vậy, mặc dù khoản 1 Điều 125 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản, tuy nhiên, một số văn bản trái pháp luật chậm được xử lý hoặc xử lý không đúng hình thức.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 134 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định về xem xét trách nhiệm khi ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, thế nhưng, cũng chưa có quy định cụ thể để xác định hậu quả, cơ quan thực hiện, nguồn lực để bảo đảm thực hiện, trình tự, thủ tục thực hiện khắc phục hậu quả... dẫn đến việc người đứng đầu, cán bộ, công chức dù trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật những vẫn không bị xử lý.

Từ thực tế đã nêu, nhằm hoàn thiện, đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, xây dựng chính sách bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và các mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải rà soát, sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đại diện Sở Tư pháp Thái Nguyên, Luật hiện hành chưa đưa ra khái niệm thế nào là “văn bản quy định chi tiết”, gây khó khăn trong việc rà soát, xác định văn bản quy định chi tiết đương nhiên hết hiệu lực. Bởi trong một số trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành hoặc thời gian từ lúc ký ban hành đến thời điểm có hiệu lực ngắn, dẫn tới việc xây dựng văn bản quy định chi tiết không thể kịp thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên… tạo ra khó khăn và rủi ro cho công tác quản lý, điều hành.

Để hoàn thiện pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại diện Sở Tư pháp Thái Nguyên kiến nghị, đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả: quy định rõ ràng, tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tác động chính sách toàn diện, đa chiều, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tập trung phân tích tác động chính sách tới đời sống xã hội theo hướng bảo đảm cả hai nội dung định tính và định lượng, tránh đánh giá mang tính chất chung chung, thiếu cụ thể.

Đồng tình với quan điểm đã nêu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Đỗ Đức Hiển cũng cho rằng, cần tiếp tục đơn giản hóa, giảm bớt tầng nấc, thu gọn đầu mối các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, bổ sung các quy định điều chỉnh việc ban hành văn bản của cơ quan chính quyền địa phương nơi tổ chức chính quyền đô thị.

Tăng cường cơ chế thí điểm đối với nội dung vấn đề chưa chín, chưa đủ rõ để thích ứng linh hoạt hơn với yêu cầu, diễn biến tình hình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu cải tiến cách thức đề nghị, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào từng công đoạn để tạo chuyển biến căn cơ trong quá trình soạn thảo văn bản.

Có thể bạn quan tâm

  • Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

    Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

    19:15, 12/12/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật

    20:57, 10/12/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bãi bỏ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bãi bỏ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

    20:30, 24/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy mạnh triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư PPP

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy mạnh triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư PPP

    19:45, 23/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ, Thủ tướng ban hành 5 văn bản quy phạm pháp luật trong tháng 5/2021

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ, Thủ tướng ban hành 5 văn bản quy phạm pháp luật trong tháng 5/2021

    20:20, 14/06/2021

GIA NGUYỄN