Sức bật thành phố tháng Năm
Những công trình cảng biển, giao thông, không gian đô thị liên tục được đầu tư mở rộng đã tạo sức bật để TP Hải Phòng sớm hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố cảng biển lớn.
>>Hải Phòng: Tăng tốc chuyển đổi xanh để kiến tạo giá trị bền vững
Đồng thời, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá vào năm 2030.
Ngày 13/5/1955, TP Hải Phòng được hoàn toàn giải phóng, kết thúc 9 năm thực dân Pháp chiếm đóng thành phố. Bước ra từ khói lửa của chiến tranh, người Hải Phòng luôn tìm riêng cho mình những cách làm mới để vượt qua. Nhiều mô hình xuất phát từ Hải Phòng đã lan tỏa ra cả nước, như phong trào: “Dân vận khéo”, “Sóng Duyên hải, gió Đại Phong”; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”… và điển hình là phong trào khoán mới.
Thành phố năng động
Sau 69 năm ngày giải phóng, TP Hải Phòng đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng vẻ vang, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, địa phương này đã có bước chuyển mình, bứt phá, vươn lên vô cùng mạnh mẽ và mang một vóc dáng mới. Các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) được thành lập như: KCN Nomura, Tràng Duệ, VSIP, DEEP C, Nam Cầu Kiền, Nam Đình Vũ, KKT Đình Vũ - Cát Hải… đã đưa Hải Phòng vào nhóm những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với đó hàng loạt dự án lớn đã khẳng định hướng đi đúng của chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, theo hướng đi vào chiều sâu, phát triển bền vững, lấy kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.
Các công trình hạ tầng trọng điểm đột phá trên các lĩnh vực kinh tế, đô thị… cũng được triển khai, tạo động lực thúc đẩy cho kinh tế - xã hội thành phố. Đặc biệt, sự hiện diện của những công trình mang tên “thế kỷ” là Dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc sông Cấm; Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố được kỳ vọng sẽ mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho TP Hải Phòng trong tương lai.
Hiện cả 2 công trình đang được thực hiện với tiến độ rất khẩn trương với quyết tâm hoàn thành vào năm 2025 để tới thời điểm đó, Hải Phòng hoàn thành việc di chuyển Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố sang phía bắc sông Cấm. Đặc biệt, chương trình Lễ hội Hoa phượng đỏ để kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng năm nay sẽ được tổ chức tại Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, thuộc Khu đô thị mới bắc sông Cấm (huyện Thủy Nguyên). Đây cũng là sự kiện khởi đầu cho công cuộc di chuyển Trung tâm Chính trị - Hành chính của TP Hải Phòng từ nội đô cũ sang TP Thủy Nguyên đang hình thành trong tương lai gần.
>>Hải Phòng: Giám sát thực hiện chính sách trong quản lý khu công nghiệp
Kết nối muôn nơi
Không chỉ có những công trình “thế kỷ”, những năm gần đây, TP Hải Phòng tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng. Trong đó, dự án cầu Bến Rừng và dự án cầu Lại Xuân, cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 kết nối TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đang được các nhà thầu tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành trong năm 2024. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng, cầu Bến Rừng nối Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ chính thức đi thông xe kỹ thuật, trở thành cây cầu thứ 5 kết nối liên vùng mà TP Hải Phòng đã triển khai trong thời gian vừa qua được đưa vào hoạt động.
Cùng với đó, TP Hải Phòng đang triển khai nhiều dự án hạ tầng trọng điểm trong lĩnh vực cảng biển tại khu vực Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Đó là dự án bến số 3, số 4 Lạch Huyện do Công ty CP Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư; dự án bến số 5, số 6 Lạch Huyện do Công ty CP Tập đoàn Hateco làm chủ đầu tư và dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và khu phi thuế quan Xuân Cầu. Các bến 7,8 đang chuẩn bị khởi công; bến 9,10,11,12 đã có nhà đầu tư đề xuất.
Việc triển khai các công trình này cũng thể hiện quyết tâm của TP Hải Phòng đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi số, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ
Ông Đỗ Văn Tuấn - Trưởng ban quản lý dự án chủ đầu tư Hateco tại dự án bến cảng số 5,6 Lạch Huyện cho biết: “Hiện, một số gói thầu quan trọng đã kết thúc và các gói thầu chính đang triển khai. Phần gói công trình bến sẽ kết thúc vào khoảng cuối năm nay và đón tàu thiết bị vào tháng 10/2024. Những hạng mục quan trọng nhất đang được đẩy mạnh triển khai để đạt được mục tiêu cuối năm nay đón tàu cũng như hoàn thành các phần việc chính. Khi dự án đưa vào khai thác, tất cả các tàu trên thế giới từ 18.000 - 20.000 TEUS có thể ra vào cảng bến container số 5,6 làm hàng bình thường. Đồng thời, tạo điều kiện cho hàng hoá nói chung ở Hải Phòng và miền Bắc sẽ xuất thẳng Châu Âu, Châu Mỹ không phải chuyển tải”.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Tăng tốc chuyển đổi xanh để kiến tạo giá trị bền vững
00:35, 09/05/2024
Hải Phòng: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 thay đổi địa điểm làm việc
09:41, 08/05/2024
Hải Phòng: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 thay đổi địa điểm làm việc
04:44, 05/05/2024
Hải Phòng: Giám sát thực hiện chính sách trong quản lý khu công nghiệp
01:47, 05/05/2024
Doanh nghiệp vận tải Hải Phòng mong muốn được tháo gỡ khó khăn
07:41, 04/05/2024