Công ty khởi nghiệp công nghệ thủy sản Việt muốn tìm kiếm nguồn vốn mới để phát triển B2B
Tép Bạc, công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thủy sản tại Việt Nam đang muốn huy động từ 10 - 20 triệu USD trong vòng gọi vốn mới.
Ông Trần Duy Phong, nhà sáng lập kiêm CEO của Tép Bạc là của gia đình có nghề nuôi tôm hơn 25 năm ở Bạc Liêu đã thành lập Tepbac vào năm 2012. do là nghề kinh doanh của gia đình, đồng thời là người am hiểu công nghệ nên có cách tiếp cận thị trường khác biệt so với các đối thủ. Hiện Tepbac là công ty khởi nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
>>Công ty khởi nghiệp edtech Việt huy động thành công 7 triệu USD
Trang website tepbac.com được hoạt động như một nền tảng kiến thức nuôi trồng thủy sản hàng đầu bao gồm những tin tức mới nhất về ngành nuôi trồng thủy sản, giá thủy sản và một thư viện thông tin để trợ giúp nông dân.
Ra đời với mục tiêu phát triển các công cụ nhằm giảm rủi ro trong nuôi tôm cá, đơn giản hóa quá trình vận hành trại nuôi đồng thời hỗ trợ người nuôi đưa ra quyết định canh tác đúng đắn. Năm 2017, công ty khởi nghiệp này cho ra mắt Farmext, một nền tảng công nghệ bao gồm phần cứng và phần mềm được triển khai trong chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nhằm giúp nông dân giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm. Hệ thống này bao gồm một bộ cấp liệu tự động được điều khiển từ xa, một thiết bị giám sát chất lượng nước và phần mềm giúp nông dân theo dõi dữ liệu trang trại và tự động hóa các hoạt động của họ để tiết kiệm chi phí lao động và năng lượng.
Ban đầu, Tép Bạc chỉ là một trang web thông tin nơi người nông dân có thể nhận được lời khuyên về các phương pháp nuôi tôm bền vững và ứng dụng công nghệ. Dần dần, hoạt động kinh doanh của tepbac đã trở nên đa dạng hóa hơn, hiện cung cấp phần mềm quản lý trang trại Farmext.
Đến nay, Tepbac mới chỉ huy động được 2,3 triệu USD, một số tiền rất nhỏ so với tổng số tiền tài trợ của eFishery là khoảng 386 triệu USD. Với số tiền nhỏ trong lĩnh vực này nhưng công ty khởi nghiệp này dã ghi dấu trên bản đồ các công ty công nghệ nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á xuất hiện một đối thủ đáng chú ý đến từ Việt Nam.
Theo ông Duy Phong chia sẻ, rào cản lớn nhất trong ngành này là làm ra các chức năng cần thiết nhất và phải phù hợp với môi trường làm việc của người nuôi tôm. Quá phức tạp chắc chắn sẽ không thuyết phục được họ, Công ty thì tốn nguồn lực. Chính vì thế, kể từ khi thành lập đến năm 2020, vốn hoạt động của Tép Bạc chủ yếu đến từ cá nhân và một vài nhà đầu tư thiên thần. Đến năm 2022, các quỹ mới bắt đầu quan tâm và tham gia đầu tư.
>>Cách nào thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng?
Hiện Tép Bạc đang phục vụ 5.000 ao nuôi, với 7.000 người sử dụng là chủ các trang trại nuôi tôm. Doanh thu năm ngoái của công ty khởi nghiệp này ước tính hơn 10 tỷ đồng, với 90% doanh số ở khu vực phía Nam.
Công ty khởi nghiệp Tép Bạc đã xây dựng một hệ sinh thái IoT đầy đủ cho trang trại nuôi tôm, bao gồm nền tảng quản lý trại nuôi từ xa, các thiết bị tự động hóa trong nuôi thủy sản như: máy đo môi trường, máy cho ăn và tủ điều khiển. Điểm khác biệt lớn nhất của các bộ giải pháp Tép Bạc chính là tính đồng bộ. Startup đã chứng minh rằng mô hình này có thể giảm đến 20% chi phí và tăng lợi nhuận đến 30% cho chủ nuôi tôm.
Trong 5 năm tới, mục tiêu của Tép Bạc là có 80% người nuôi tôm, cá ở Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm của mình. Ngoài ra, công ty khởi nghiệp này cũng đã lên kế hoạch mở rộng giải pháp của mình sang Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.
Có thể bạn quan tâm
Công ty khởi nghiệp Wayve: Cách mạng hoá mô hình lái xe tự động cho xe ôtô
01:13, 09/05/2024
Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Học viện Ngân hàng – bệ đỡ vững chắc cho startup
22:03, 08/05/2024
Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên: Tạo môi trường học đi đôi hành
01:57, 07/05/2024