Nhiều doanh nghiệp châu Âu “khó thở” tại Trung Quốc

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 11/05/2024 03:30

Trung Quốc đầu tư tăng năng lực sản xuất, chuyển hướng một số ngành trọng điểm đã gây áp lực suy giảm lợi nhuận lên doanh nghiệp châu Âu.

Doanh nghiệp châu Âu dần bị thu hẹp lợi nhuận tại Trung Quốc

Doanh nghiệp châu Âu dần bị thu hẹp lợi nhuận tại Trung Quốc

>>Mỹ muốn “làm lành” kinh tế với Trung Quốc?

Những năm 2.000, doanh nghiệp nước ngoài phải xếp hàng để được chứng nhận đầu tư tại Trung Quốc. Thị trường này hấp dẫn đến mức nhiều công ty lớn phải thực hiện nghĩa vụ “chuyển giao công nghệ” để đổi lấy một suất đầu tư.

Nhưng tình hình nay đã khác, từ năm 2018, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông D. Trump đã hối thúc doanh nghiệp Mỹ hồi hương hoặc chuyển sang quốc gia khác. Thực tế chứng minh ông Trump đã đúng.

Khối doanh nghiệp châu Âu bắt đầu cảm nhận được những khó khăn khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, dư thừa công suất trong một số ngành mũi nhọn. Tại trung tâm công nghiệp Thượng Hải, nhiều doanh nghiệp nước ngoài bị chậm trễ thanh toán hóa đơn hợp đồng.

Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng. Sự sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản, vốn có mối quan hệ chặt chẽ với tài chính của chính quyền địa phương, cũng đã kéo nền kinh tế đi xuống.

Chỉ 30% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Phòng Thương mại EU cho biết tỷ suất lợi nhuận ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình toàn cầu của công ty họ - mức thấp nhất trong 8 năm gần đây. Cùng khảo sát tương tự, con số này vào năm 2016 chỉ là 24%, thời điểm thị trường chứng khoán Trung Quốc có nhiều bất ổn.

Sự suy giảm tăng trưởng hiện tại của Trung Quốc có những khía cạnh mang tính chu kỳ tương tự như cách đây 8 năm, nhưng có những câu hỏi về việc lần này nó sẽ kéo dài và tác động sâu sắc đến mức nào?

Chưa có con số cụ thể, tuy vậy, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển hơn rất nhiều so với 8 năm trước, mâu thuẫn địa chính trị với Mỹ cũng sâu sắc hơn. Và đặc biệt 8 năm trước không doanh nghiệp nào có ý định rời bỏ Trung Quốc.

Các chuyên gia tại Phòng Thương mại châu Âu (Euro Charm) cho rằng, các yếu tố cấu thành GDP Trung Quốc bây giờ không có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. Bởi Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào năng lực sản xuất, một số ngành tương lai như xe điện, pin xe điện, tấm năng lượng mặt trời đã vượt quá nhu cầu toàn cầu.

>>Mỹ không dễ đánh thuế pin mặt trời Trung Quốc

Hơn 30% doanh nghiệp thuộc khối EU cho biết, họ bắt đầu nhận thấy tình trạng dư thừa công suất trong ngành của mình vào năm ngoái và 10% từ các ngành khác dự báo sẽ thấy tình trạng này trong tương lai gần. Dư thừa công suất là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tỷ suất lợi nhuận.

Chủ tịch Euro Charm, Eskelund nói: “Đây không chỉ là lời than vãn của các công ty châu Âu. Điều này cũng không kém phần đau đớn, thậm chí còn đau đớn hơn đối với các công ty Trung Quốc”.

Trung Quốc tăng cường đầu tư nâng cao năng lực tự sản xuất

Trung Quốc tăng cường đầu tư nâng cao năng lực tự sản xuất

Như thế, doanh nghiệp Trung Quốc đang từng bước thế chỗ doanh nghiệp nước ngoài. Thêm nữa, sức tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh là “cú đấm” chí mạng với doanh nghiệp nước ngoài - vốn mong chờ vào thị trường tiêu thụ mạnh nhất thế giới.

Ở tầm bao quát, từ 5 năm trước Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa hệ thống công nghiệp, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp theo hướng trung và cao cấp. Chi tiêu cho nghiên cứu cơ bản đã tăng gấp đôi trong giai đoạn này để tạo ra những đột phá.

Ứng dụng sâu 5G, 6G, Big Data, AI, chip, siêu máy tính,… được ưu tiên tối đa hiện nay. Nhưng, sự phát triển của các ngành này được che đậy kỹ càng dưới lớp vỏ đảm bảo an ninh quốc gia, khu biệt với bên ngoài. Nó tuyệt nhiên đã hạn chế tối đa cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều doanh nhân trẻ Trung Quốc

    Nhiều doanh nhân trẻ Trung Quốc "đổ bộ" vào Đông Nam Á

    03:00, 09/05/2024

  • "Cơn bão" dư cung thép Trung Quốc đe dọa thép Việt

    04:00, 08/05/2024

  • Ô tô Trung Quốc bán rẻ bị chê, bán đắt chẳng ai mua

    Ô tô Trung Quốc bán rẻ bị chê, bán đắt chẳng ai mua

    11:55, 04/05/2024

  • "Cuộc chiến" xe điện EU - Trung Quốc thêm căng

    03:30, 04/05/2024

TRƯƠNG KHẮC TRÀ