Giải bài toán nguồn cung vật liệu xây dựng cách nào?

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 13/05/2024 01:00

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm phía Nam, rút ngắn thời gian cấp phép theo cơ chế đặc thù, ưu tiên cho dự án vành đai 3 TP.HCM.

>>Vành đai 3 TP.HCM: Thiếu cát… áp lực tiếp tục dồn lên vai chủ đầu tư?

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với lãnh đạo các tỉnh, thành miền ĐBSCL nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia phía Nam, mới đây.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác với lãnh đạo các tỉnh, thành miền Tây để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp ở các công trình trọng điểm quốc gia phía Nam, mới đây.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các tỉnh, thành ĐBSCL tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm quốc gia phía Nam, chiều 11/5/2024.

Rút ngắn thời gian cấp phép

Theo đó, báo cáo tại buổi họp mới đây tại Vĩnh Long với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, tổng nhu cầu về vật liệu cát nền cho các dự án giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ là 70 triệu m3 (trong đó 7 triệu m3 đất và 63 triệu m3 cát).

Riêng vật liệu cát, đến nay đã xác định được nguồn cung cho 37/63 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn.

Các dự án đang trong tình trạng thiếu cát san lấp nhiều như cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau hiện thiếu 2,5 triệu m3; cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng thiếu 10 triệu m3; vành đai 3 TP.HCM thiếu 3 triệu m3.  

Để tháo gỡ khó khăn, Bộ TN-MT cũng đã hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL; đồng thời bàn giao kết quả cho UBND tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng 145 triệu m3, điều kiện khai thác khả thi và có thể chuyển sang giai đoạn thăm dò khai thác.

Nêu những khó khăn với Phó Thủ tướng và đoàn công tác, ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, khó khăn là thẩm quyền không thuộc quyền cấp phép của tỉnh, đề nghị trung ương hỗ trợ. Đại diện Bộ TNMT hướng dẫn các tỉnh lập thủ tục cấp phép thẩm quyền sử dụng các mỏ cát biển. Mặt khác, các dự án nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm do các đơn vị thuộc Bộ GTVT quản lý gồm 12 dự án, tổng khối lượng nạo vét dự kiến khoảng 27 triệu m3. Tuy nhiên, hiện chưa có đánh giá về chất lượng có đảm bảo sử dụng cho đắp nền đường cao tốc, trong đó 5 dự án đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi và 7 dự án đang rà soát hồ sơ đề xuất thực hiện dự án.

Trước những bất cập trên, Bộ GTVT đề nghị tỉnh Vĩnh Long phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu để giải quyết dứt điểm tình trạng người dân cản trở việc khai thác cát đối với 3 mỏ cát trên địa bàn tỉnh để đưa vào khai thác trước ngày 15/5. Các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long chỉ đạo các sở, ngành sớm hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ tăng công suất đối với các mỏ cát, hỗ trợ thủ tục để khai thác trở lại mỏ cát, gia hạn để phục vụ các dự án trọng điểm...

Đáng chú ý, sau khi nghe lãnh đạo các địa phương nêu các khó khăn và kiến nghị về khai thác các sông phục vụ các nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia; chủ trương đưa cát biển vào sử dụng... Đặc biệt là dự án vành đai 3 TP.HCM, Phó thủ tướng yêu cầu, TP.HCM, Ban QLDA, nhà thầu và các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre... Thủ tướng yêu cầu các đơn vị cần rút ngắn thời gian cấp phép theo cơ chế đặc thù, không để chậm trễ nguồn vật liệu san lấp cho dự án vành đai 3 TP.HCM trước 15/6.

“Yêu cầu Bộ GTVT phân cấp thẩm quyền cho địa phương về nạo vét các tuyến sông, nhằm thực hiện thuận lợi lưu thông đường thủy và sử dụng nguồn vật liệu này cho các công trình trọng điểm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, tổng nhu cầu về vật liệu cát nền cho các dự án giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ là 70 triệu m3 (trong đó 7 triệu m3 đất và 63 triệu m3 cát). Riêng vật liệu cát, đến nay đã xác định được nguồn cung cho 37/63 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn.

Tổng nhu cầu về vật liệu cát nền cho các dự án giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ là 70 triệu m3 (trong đó 7 triệu m3 đất và 63 triệu m3 cát). 

>>Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp

Áp dụng cơ chế đặc thù và chủ động nhiều nguồn…

Liên quan tới các giải pháp nhằm chủ động và đa dạng nguồn VLXD, phục vụ cho các dự án trọng điểm, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP), cho rằng vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thủ tục, quy trình cấp phép các mỏ VLXD tại các địa phương. Do đó, việc áp dụng cơ chế đặc thù để giải bài toán VLXD cho các dự án trọng điểm trong lúc này là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đơn giản các thủ tục cấp phép tại các địa phương; khẩn trương nghiên cứu nguồn vật liệu thay thế (cát biển), hoàn thành thủ tục nhập khẩu cát từ nước bạn (Campuchia); mở rộng địa bàn cấp mỏ ra các tỉnh Nam Trung bộ để giảm áp lực cho các tỉnh ĐBSCL.

ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP)

Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc TCIP

Cũng theo ông Phúc, theo số liệu thống kê, hiện các tỉnh Nam Trung bộ có trữ lường dồi dào nguồn VLXD, như: Cát, đất đá… Đặc biệt, với khối lượng lên tới cả hàng trăm triệu mét khối và hiện hàng năm các địa phương này vẫn phải thực hiện công tác nạo vét để khơi thông luồng lạch thì hoàn toàn có thể tận dụng nguồn này để hỗ trợ cho các dự án trọng diểm tại các tỉnh tỉnh phía Nam.

Về các bước thực hiện, ông Phúc cho rằng để phát huy hiệu quả trước tiên các địa phương có nhu cầu về sử dụng nguồn VLXD phục vụ cho các dự án cần ngồi lại với nhau để thống nhất cách làm trên cơ sở liên kết vùng; khảo sát thực địa và tổ chức các hội thảo mang tính khoa học, gồm: các bộ ngành, địa phương, các nhà khoa khọc, doanh nghiệp… để từ đó đưa ra những kiến nghị và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trong đó, giải pháp đổi VLXD lấy hạ tầng theo loại hình BT để giải quyết những áp lực cho các dự án đầu tư công của các địa phương cũng là vấn đề cần lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

  • Vành đai 3 TP.HCM: Thiếu cát… áp lực tiếp tục dồn lên vai chủ đầu tư?

    00:30, 20/03/2024

  • Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Gỡ vướng pháp lý khu tái định cư cho người dân

    05:21, 12/12/2023

  • TP.HCM: Dự án đường vành đai 3 và lỗi lo… thiếu cát

    00:30, 07/12/2023

  • TP.HCM ra “tối hậu thư” cho dự án Vành đai 3

    16:06, 30/11/2023

  • Dự án Vành đai 3: Thu hồi đất cần lắng nghe tiếng nói của nhân dân

    00:20, 12/10/2023

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG