Cử nhân kinh tế mở trang trại khởi nghiệp nuôi chồn

MAI CHIẾN 16/05/2024 06:45

Không bao giờ từ bỏ, đó là quan niệm của anh Nguyễn Văn Tiến ở phường Chi Lăng thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai khi khởi nghiệp nuôi chồn hương.

>>Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi bò 3B

“Ở cái độ tuổi người ta thành công thì mình lại quay về bàn tay trắng”, đó là lời tự sự của anh Nguyễn Văn Tiến 46 tuổi ở phường Chi Lăng thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ một cử nhân kinh tế, công tác ở ngành cao su hơn 10 năm kinh nghiệm, nhưng anh Tiến lại cho rằng mình đang thất bại. Ngoài lương hàng tháng, anh cũng tập tành kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nhưng đầu tư tới đâu vốn hết tới đó.

Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, anh Tiến quyết bỏ hẳn công việc đang làm, bàn với vợ con cho anh sang Lâm Đồng học hỏi mô hình chăn nuôi chồn hương.

Vốn khởi nghiệp ban đầu chỉ là một hec ta cà phê cằn cỗi với 3 cặp giống. Không nản chí, anh Tiến từng bước gây dựng cho mình từ tự trồng chuối, đào ao nuôi cá rô, cá trê làm thức ăn cho chồn hương.

Anh Nguyễn Văn Tiến giới thiệu các đặc điểm chăn nuôi của con chồn hương

Anh Nguyễn Văn Tiến giới thiệu các đặc điểm chăn nuôi của con chồn hương

Những ngày đầu, anh Tiến phải đi mua chuối làm thức ăn. “Mỗi ngày tôi lang thang khắp vùng nông thôn tìm, chuối vườn làm thức ăn cho con vật nuôi, bà con tự trồng tự ăn mình mới tin tưởng”, anh Tiến kể về những ngày đầu khởi nghiệp nuôi chồn.

Vì là động vật nằm trong danh sách quý hiếm, khi bắt đầu nuôi, anh Tiến cũng đăng ký với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai. Nhờ đó, gia đình được tăng cường kĩ thuật từ các cán bộ kiểm lâm cũng như nông nghiệp ở địa phương.

Đã xác định từ ban đầu, khởi nghiệp nuôi chồn là rất khó khăn và nhiều thử thách, tuy nhiên có đôi lúc muốn bỏ để quay lại với nghề cao su. Tuy nhiên, nhìn những đứa con còn đang tuổi ăn tuổi học hồn nhiên vui chơi, nhìn người vợ nhưng đêm khuya cặm cụi may viền từng mét vải, anh lại quyết tâm thực hiện dự án của mình.

“Không từ bỏ” là cụm từ tự nhắc mình tự phấn đấu hơn 1 năm, từ vài cặp chồn hương ban đầu để nuôi thử nghiệm, tới bây giờ anh đã sở hữu  sở hữu trang trại với hơn 100 cặp chồn hương.

“Ngày đầu, tôi bán được con chồn thương phẩm với giá 1.600.000 cho một kg thịt thương phẩm cho con chồn 2,5kg, mình đã rất mừng. Và tôi cho đó là động lực cho tôi phấn đấu phát triển trang trại đến ngày hôm nay.

Hệ thống trang trại lồng tầng được anh Tiến tự thiết kế vẫn đảm bảo vệ sinh

Hệ thống trang trại lồng tầng được anh Tiến tự thiết kế vẫn đảm bảo vệ sinh

>>Công ty khởi nghiệp công nghệ thủy sản Việt muốn tìm kiếm nguồn vốn mới để phát triển B2B

Ngoài phát triển trang trại chồn hương, anh Tiến còn tiêu thụ trái cây cho vườn mít rộng 1,5 ha của anh Dương Văn Toàn, để bổ sung nguồn thức ăn cho chồn, hai anh đã liên kết với nhau, những quả mít chín không đạt tiêu chuẩn xuất bán ra thị trường, được gom về làm thức ăn cho chồn.

“Thức ăn mà chồn ưa thích nhất là các loại trái cây chín và ngọt. Mỗi ngày, tôi tận dụng nguồn thức ăn là trái cây như mít, chuối làm nguồn thức ăn chính cho chồn. Ngoài ra còn thường xuyên bổ sung thức ăn dinh dưỡng như món cháo được nấu từ ếch, đầu gà, các loại cá...”, anh Tiến cho biết thêm.

Cũng theo tính toán của anh Tiến, mỗi ngày một con chồn hương tiêu thụ khoảng 2 ngàn đồng tiền thức ăn, sau 8 tháng sẽ xuất bán. Năm 2023, trang trại của anh bán được 80 con chồn hương với giá 4,5 triệu đồng 1 con và 30 con giống thu về hơn 500 triệu đồng.

Hiện nay đầu ra cho trang trại của gia đình anh Tiến chủ yếu là khách hàng ngoài Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một số tỉnh thành khác.

Sự thành công của gia đình anh Tiến cũng trở thành điểm giới thiệu mô hình phát triển chăn nuôi đến nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Ông Trương Thanh Hà - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai cho biết: “Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh thực hiện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây nuôi động vật hoang dã thực hiện khai báo, đăng ký gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp theo quy định. Đồng thời thường xuyên phối hợp theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển, tư vấn sức khỏe của các cá thể loài động vật hoang dã gây nuôi, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh trên cạn. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát triển được 116 cơ sở nuôi động vật rừng thông thường và quý hiếm”.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi bò 3B

    Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi bò 3B

    06:21, 13/05/2024

  • Tìm kiếm thủ lĩnhp/dẫn dắt khởi nghiệp

    Tìm kiếm thủ lĩnh dẫn dắt khởi nghiệp

    09:29, 11/05/2024

  • Công ty khởi nghiệp công nghệ thủy sản Việt muốn tìm kiếm nguồn vốn mới để phát triển B2B

    Công ty khởi nghiệp công nghệ thủy sản Việt muốn tìm kiếm nguồn vốn mới để phát triển B2B

    01:35, 10/05/2024

  • Công ty khởi nghiệp edtech Việt huy động thành công 7 triệu USD

    Công ty khởi nghiệp edtech Việt huy động thành công 7 triệu USD

    10:27, 07/05/2024

MAI CHIẾN