Nắng nóng và thiếu điện: Nỗi lo không chỉ riêng Việt Nam
Không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia phát triển, như Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu... cũng rơi vào tình trạng thiếu điện trầm trong khi mùa nắng nóng lên tới đỉnh điểm.
>>Quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung?
Quá tải lưới điện - bình thường mới của thế giới?
Suốt những thập kỷ năm qua, châu Âu và Mỹ - được biết tới với khí hậu ôn hòa – đã dần phải sống chung với tình trạng sóng nhiệt đang làm gián đoạn nguồn cung điện năng.
Ở châu Âu, những đợt nóng kỷ lục vào các năm 2003, 2018 hay gần đây đã dẫn tới hàng nghìn người chết. Các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp phải giảm sản lượng do nước sông dùng để làm mát quá ấm.
Các nhà cung cấp điện chính ở Vương quốc Anh, Pháp hay Đức đã phải yêu cầu các ngành công nghiệp và người dân tiết kiệm điện. Pháp, một cường quốc năng lượng, phải nhập khẩu thêm điện từ các nước láng giềng trong các đợt cao điểm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng California (Mỹ) những năm 2000 cũng cho thấy sức tàn phá của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mùa hè nóng bức bất thường khiến tình trạng mất điện luân phiên trở nên bình thường.
Các công ty như Intel và Hewlett-Packard (HP) buộc phải cắt giảm mức sử dụng năng lượng dẫn đến gián đoạn sản xuất. Các nhà sản xuất ngốn nhiều điện năng phải áp dụng triệt để các biện pháp tiết kiệm năng lượng hoặc chuyển sang hoạt động ngoài giờ cao điểm.
Ở Texas năm 2011, các công ty trên khắp tiểu bang, bao gồm các nhà máy sản xuất và trung tâm dữ liệu, buộc phải giảm mức tiêu thụ điện năng để tuân thủ các biện pháp khẩn cấp chống lại mức nhiệt liên tục ở mức 38 độ C. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 10 tỷ USD.
10 năm sau, câu chuyện tương tự lặp lại với các công ty vận hành các trung tâm dữ liệu lớn như Microsoft và Amazon khi khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trải qua đợt nắng nóng có lúc lên tới 47 độ C.
Tình trạng thiếu điện và cắt giảm sản xuất không phải là điều lạ ngay cả với các nước phát triển như Nhật Bản. Sau sự cố nhà máy hạt nhân năm 2011, nước này thiếu điện tới mức chính phủ đã thực hiện cắt điện luân phiên và kêu gọi các doanh nghiệp và hộ gia đình giảm sử dụng điện vào các mùa hè tiếp theo. Năm 2018, các công ty như Toyota hay Nissan cũng phải chuyển lịch sản xuất sang ban đêm nhằm giảm bớt áp lực cho lưới điện.
>>Thị trường Đông Nam Á sẽ "cứu" Tesla?
Nỗi lo mới của Đông Nam Á
Tâm lý cẩn trọng với một mùa hè nóng bỏng không phải chỉ riêng Việt Nam. Các nhà sản xuất ở khắp Đông Nam Á cũng được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức với tình trạng quá tải lưới điện giữa nhu cầu chuyển dịch của ngành công nghệ và bán dẫn ngày càng tăng nơi đây.
Kristy Tsun-Tzu Hsu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN Đài Loan tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Chung-Hua (Đài Loan), nói với Nikkei Asia rằng năng lượng, đất đai và lao động là những thách thức hàng đầu ở Đông Nam Á trong bối cảnh sự thay đổi chuỗi cung ứng đang diễn ra. "Nguồn điện chắc chắn là một vấn đề. Nó không chỉ liên quan đến việc cung cấp điện đầy đủ mà còn là việc cung cấp điện 'xanh' như thế nào." Ông nói.
Gần đây, nguồn cung điện của Thái Lan bị nghi ngờ khi hàng loạt công ty trong ngành sản xuất bán dẫn và công nghệ của Đài Loan bắt đầu vận hành các dự án mới vào năm sau.
Các khu công nghiệp của Thái Lan có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện ngày càng tăng vào đầu năm tới khi nhiều nhà máy mới sản xuất bảng mạch in đi vào hoạt động, một cơ quan hàng đầu trong ngành của Thái Lan cảnh báo.
Maurice Lee, Chủ tịch Hiệp hội Mạch in Đài Loan, cho biết gần 30 khoản đầu tư vào sản xuất bảng mạch in PCB – nơi gắn chip và linh kiện trước khi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng – sẽ dần đi vào vận hành từ 2024 cho tới cuối năm 2025.
Ông nói với Nikkei Asia: “Đây là một thách thức mà chúng tôi phải bắt đầu nghiên cứu các giải pháp ngay bây giờ”, đồng thời cho biết thêm rằng các công ty cũng lo lắng về cơ sở hạ tầng nước của Thái Lan, quy mô lực lượng lao động và hệ thống quản lý chất thải của nước này.
Còn nhớ năm 2020, Penang - trung tâm sản xuất bán dẫn quan trọng của Malaysia với nhiều công ty lớn như Intel, AMD, và Infineon - đã trải qua một số sự cố điện do nhu cầu tăng cao và cơ sở hạ tầng điện gặp trục trặc. Các công ty đã phải tạm dừng sản xuất hoặc chuyển sang hoạt động trong giờ thấp điểm để tránh tình trạng mất điện. Intel và AMD được cho có thể đã thiệt hại hàng triệu USD mỗi ngày khi ngừng hoạt động. Chưa kể, các sự cố ngắt quãng cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới các đơn hàng và gia tăng chi phí chậm trễ cho các đối tác trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm