Phòng, chống ngộ độc thực phẩm - nhiệm vụ không của riêng ai

PHẠM TUẤN 25/05/2024 03:30

Nửa năm đầu 2024 có 3 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế làm 518 người mắc, tăng rất nhiều so với năm 2023.

>>Lại lo ngộ độc thực phẩm

Sáng sáng đi làm, dọc theo con đường trước cửa Khu công nghiệp Nhật Bản - Hải Phòng nhất là phía cổng phụ thấy san sát quầy quán bán hàng ăn cho công nhân.

Thôi thì đủ loại từ bánh đa, bún, miến, cháo, bánh cuốn, xôi thịt, xôi giò, bánh mì…, từ cửa hàng cho tới hàng bày bán ngay trên xe máy, xe đạp. Gần 30 ngàn công nhân viên ở đây, số người vì nhà xa, con nhỏ nên hay lựa chọn việc ăn sáng ở quán xá ven đường cho nhanh, tiện bổ rẻ rất nhiều.

Thực trạng này không chỉ ở riêng nhiều khu công nghiệp có đông công nhân ở thành phố Hải Phòng, mà là thực trạng chung của phần lớn khu công nghiệp trong cả nước. Doanh thu và số lượng bán ra hàng ngày là con số không hề nhỏ, nhưng việc kiểm tra, giám sát thức ăn đường phố của cơ quan quản lý.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm liệu có được thực hiện nghiêm túc, sức khoẻ người dân liệu có an toàn? Câu hỏi này không ai dám chắc khi đồ ăn bán cho người đi ca sáng không hết sẽ để lại bán cho công nhân đi ca hành chính. Không hết thì để lại bán cho người đi ca chiều với nguồn nguyên liệu trôi nổi, nhỏ lẻ, khó kiểm soát.

Thời tiết thuận lợi mát mẻ thì không sao, nhưng nếu nắng nóng, oi bức hay bị mưa lớn, ngấm nước thì chất lượng thực phẩm quả là một nỗi lo. Tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm càng ngày càng đáng báo động. Chưa hết nửa năm 2024 mà số ca mắc ngộ độc thực phẩm được ghi nhận là 36 vụ, phần nhiều là vụ lớn, vài trăm người bị mắc cùng lúc.

Người viết từng quản lý bếp ăn công nghiệp ở công ty, có lần phải đối ứng với vụ 35 công nhân bị dị ứng histamin khi ăn cá biển. Hiểu rõ sự hoảng loạn sức khoẻ, tâm lý của công nhân viên khi bị ngộ độc, cũng như năng lực đối ứng của bệnh viện. Nếu số vụ ngộ độc tăng trên 100 người là hệ thống y tế  địa phương lập tức quá tải, từ vận chuyển cấp cứu cho đến điều trị cứu chữa, nếu chậm trễ tính mạng con người sẽ bị đe doạ. Chưa kể doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng với những thiệt hại nghiêm trọng do thiếu hụt nhân sự đột ngột phải dừng dây chuyền đang sản xuất. Nếu không nhanh chóng làm bù thì chậm đơn hàng bị phạt rất nặng, kèm theo uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Vậy mà nửa năm đầu 2024 có 3 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế làm 518 người mắc, tăng rất nhiều so với năm 2023. Năm nay, dự báo thời tiết nắng nóng bất thường đến cực đoan càng làm tăng thêm nguy cơ, thực phẩm, thức ăn bị chuyển hoá gây ngộ độc. Ở dải nhiệt độ từ 32-43 độ sẽ là nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển, trong thời gian ngắn lượng vi khuẩn có thể tăng đột biến gây ngộ độc.

>>Ngộ độc thực phẩm: Đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

Nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì Thu Hà phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngay đầu năm vào tháng 01 năm 2024, tiệm bánh mì Thu Hà ở tỉnh Sóc Trăng bán bánh có kẹp thịt nguội làm 150 người ngộ độc phải đi viện cấp cứu. Đây là tiệm bánh đường phố mà hàng ngày bán ra hàng ngàn chiếc liên quan tới sức khoẻ của hàng ngàn người. Tại Khánh Hoà tháng 3 năm 2024, vụ ngộ độc tại quán cơm gà Trâm Anh còn lớn hơn về quy mô, làm 369 người ngộ độc, thủ phạm vẫn là vi sinh vật Salmonnella.

Giữa tháng 2 năm 2024 tại tỉnh Vĩnh Phúc, bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon phát sinh vụ ngộ độc khiến 438 người phải đi bệnh viện, nguyên nhân vẫn đang tiếp tục điều tra.

Công nhân Công ty TNHH Shinwon bị ngộ độc được chăm sóc tại Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Công nhân Công ty TNHH Shinwon bị ngộ độc được chăm sóc tại Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Vậy là ở Bắc, Trung, Nam đều phát sinh vụ việc ngộ độc thực phẩm mà không phải lúc nào cũng tìm ngay ra được nguyên nhân gây ngộ độc để triển khai ngang trên diện rộng đối sách để phòng tránh. Như vụ quán cơm gà Trâm Anh đến bây giờ vẫn chưa truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu một cách rõ ràng.

Suất ăn của công nhân, bữa cơm gia đình người dân có tới ba Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế) tham gia quản lý mà người dân vẫn phải lo lắng trước tình hình hiện nay. Thực tế là văn bản và quy định đảm bảo an toàn thực phẩm hoàn thiện điều cần làm hiện nay là tăng cường nghiêm túc kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực thi.

Các doanh nghiệp cần đôn đốc Ban Vệ sinh an toàn trong chính doanh nghiệp tăng cường giám sát hoạt động nhập, xuất, sơ chế, xử lý chế biến để bảo vệ công nhân viên và chính doanh nghiệp của mình. Công nhân viên và người dân cần chủ động tích cực nhận biết, nhận dạng thức ăn, bảo vệ bản thân trước cái mối nguy cơ đến từ thực phẩm. Đặc biệt là thức ăn đường phố bán cho công nhân viên, sinh viên, học sinh, cần bổ sung thêm chế tài quản lý, giám sát không để ngộ độc rồi mới chống.

Có thể bạn quan tâm

  • Lại lo ngộ độc thực phẩm

    03:00, 07/05/2024

  • Ngộ độc thực phẩm: Đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

    04:30, 02/12/2022

  • Tăng cường kiểm tra chất lượng, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm

    11:30, 02/12/2021

  • Thanh Hóa: Diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm bếp ăn trường học

    11:37, 25/11/2021

PHẠM TUẤN