Chứng khoán sẽ đi theo kịch bản nào?
Trong giai đoạn này, chỉ cần 1 thông tin nào đó xuất hiện thì giá cổ phiếu, thậm chí cả ngành cũng lập tức tăng.
Giống như cách đây vài ngày khi có thông tin Mỹ sẽ xem xét Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường hay không thì lập tức các cổ phiếu xuất khẩu như VHC, FMC, TCM… bứt phá.
Tất cả các sự kiện trên cho thấy nhà đầu tư (NĐT) hiện nay mua hay bán cổ phiếu đều theo thông tin. Đặc biệt, họ sẽ bị chi phối bởi tâm lý FOMO khi giá cổ phiếu đó tăng làm tăng áp lực mua đuổi, đặc biệt khi họ chứng kiến thị trường không điều chỉnh, hoặc mức điều chỉnh thấp rồi lại thấy tiền chảy vào, giá cổ phiếu lại tăng lên dù gặp thông tin xấu. Giá nhiều cổ phiếu cứ thế bứt phá lên vùng cao mới.
Tuy nhiên, chỉ số chung lại tăng không nhiều, chỉ khoảng 10% cho thấy thị trường phân hóa thực sự mạnh. Không phải mua cổ phiếu nào cũng sẽ có lời, và giai đoạn tới đây NĐT cần hết sức thận trọng. Nếu chúng ta nhìn thị trường tăng từ đáy 1.165 điểm ở nửa cuối tháng 4, thì có thể đây sẽ là vùng đỉnh. Kịch bản này có thể xảy ra, nếu chúng ta thấy rất nhiều cổ phiếu tăng mạnh trước đó có thể tăng.
Trong bối cảnh NHNN có thể tăng lãi suất thì chắc chắn hàng loạt ngân hàng sẽ tăng theo, và đây là tin không tích cực với thị trường. Hơn nữa, cổ phiếu tăng mạnh khi cầu mua tăng, nhưng không thể tăng mãi mãi. Khi giá cổ phiếu quá cao, vượt quá định giá, có thể sẽ điều chỉnh. Chúng ta từng chứng kiến rất nhiều lần thị trường điều chỉnh 1 phiên nhưng bằng thị trường tăng cả tháng. Nếu như áp lực bán tăng, VN-Index không thể tạo đà trở lại trong 1-2 phiên tới thì kịch bản điều chỉnh là rất cao.
Ngược lại nếu giữ được nhịp, VN-Index có thể đi ngang vùng 1.250 (+/- 20 điểm). Ở kịch bản này, sự phân hóa sẽ xảy ra mạnh, nhóm cổ phiếu tăng giá cao sẽ là nhóm chịu nhiều áp lực nhất.
Có thể bạn quan tâm