Gạt bỏ khác biệt, Hàn - Nhật - Trung "bắt tay" đẩy mạnh kinh tế số

TRƯỜNG ĐẶNG 29/05/2024 03:30

Lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, thương mại, chuỗi cung ứng...

3 cường quốc công nghệ vừa đồng ý hợp tác thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế số

3 cường quốc công nghệ vừa đồng ý hợp tác thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế số

Cuộc họp mặt được tổ chức sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kết thúc hội nghị thượng đỉnh ba bên - sự kiện lần đầu tiên diễn ra kể từ tháng 12 năm 2019.

>>Mỹ tăng thuế với Trung Quốc: Hé lộ nhiều “góc khuất”

Nối lại FTA bị đóng băng

Hàng trăm giám đốc điều hành từ 3 cường quốc kinh tế nói trên đã thảo luận về cách họ có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế và đạt được sự phát triển bền vững ở Đông Á trước những rủi ro địa chính trị trong khu vực.

Một nỗ lực đáng chú ý là việc Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý tìm cách nối lại các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do ba bên vốn đã bị đình trệ kể từ năm 2019. 

Từng được kỳ vọng lớn khi khởi động vào năm 2013, nhưng Hiệp định CJK ngày càng tiến triển chậm lại trước khi đóng băng hoàn toàn cách đây 5 năm.

Các vấn đề chính trị nội bộ trong từng quốc gia; căng thẳng địa chính trị và liên minh chiến lược khác nhau giữa 3 nước đã khiến tương lai của thỏa thuận ngày càng mờ mịt. Trung Quốc cũng không thực sự nhiệt tình trong sáng kiến này khi đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tại sự kiện, lãnh đạo chính phủ Hàn Quốc kỳ vọng 3 nước sẽ gạt bỏ các mâu thuẫn và tìm ra các không gian hợp tác chung vì mục đích kinh tế và các vấn đề toàn cầu.

"Chính phủ và các công ty của ba nước nên thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu ngoài khu vực Đông Bắc Á dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau", Tổng thống Hàn Quốc Yoon nói.

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng nhất trí thành lập Tổ công tác nghiên cứu chung về hợp tác kinh tế trong khu vực tư nhân. Nổi bật trong số này có thể kể tới Chủ tịch SK Chey Tae-won từ Hàn Quốc, Chủ tịch điều hành Hitachi Toshiaki Higashihara từ Nhật Bản và Chủ tịch tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc Zhao Dong.

>>Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

Kinh tế số là trọng tâm

Trong bối cảnh ngày nay, sự trỗi dậy của kinh tế xanh hay ngành công nghệ được cho đã tiếp thêm động lực cho hợp tác này. Cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc giờ đây đều là các nước đi đầu trong nhiều lĩnh vực như xe điện, bán dẫn hay viễn thông.

Việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ như xe điện sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Tuyên bố chung của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, Keidanren - đại diện cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản và Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc cho biết: “Cộng đồng doanh nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cam kết hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, kích thích thương mại và ổn định chuỗi cung ứng”.

Hợp tác này đáng chú ý khi nó đến vào thời điểm Mỹ đang tăng thuế đối với xe điện, chất bán dẫn và pin của Trung Quốc – những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế tương lai dựa trên công nghệ.

Sohn Kyung-shik, Chủ tịch tập đoàn thực phẩm, giải trí và hậu cần CJ, đồng thời là Chủ tịch vận động hành lang kinh doanh Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc, nói rằng họ cũng đồng ý hợp tác trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo.

Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong được cho cũng đã thảo luận về hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Samsung đánh giá cao sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc dành cho công ty trong thời gian phong tỏa do dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Tây An, nơi công ty điều hành một nhà máy sản xuất chất bán dẫn.

Thủ tướng Trung Quốc cho biết nước này hoan nghênh việc tiếp tục mở rộng đầu tư và hợp tác của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã. Lãnh đạo Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp nước ngoài là lực lượng không thể thiếu cho sự phát triển của Trung Quốc và thị trường nước này sẽ luôn rộng mở với họ.

Bình luận của Thủ tướng Trung Quốc được đưa ra sau khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giảm 8% vào năm 2023 và nền kinh tế nước này vẫn còn nhiều thách thức. Vào tháng 3, Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp nhằm “nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc”, bao gồm mở rộng tiếp cận thị trường và nới lỏng các quy định về thị thực.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ tăng thuế với Trung Quốc: Hé lộ nhiều “góc khuất”

    Mỹ tăng thuế với Trung Quốc: Hé lộ nhiều “góc khuất”

    04:00, 28/05/2024

  • Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

    Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

    03:00, 27/05/2024

  • EU - Trung Quốc cạnh tranh đầu tư kỹ thuật số tại Trung Á

    EU - Trung Quốc cạnh tranh đầu tư kỹ thuật số tại Trung Á

    03:30, 26/05/2024

  • Mỹ tăng thuế với Trung Quốc (Kỳ I): Mỹ đang toan tính gì?

    Mỹ tăng thuế với Trung Quốc (Kỳ I): Mỹ đang toan tính gì?

    03:00, 26/05/2024

  • Lo bất ổn, Tesla tìm nguồn cung linh kiện bên ngoài Trung Quốc

    Lo bất ổn, Tesla tìm nguồn cung linh kiện bên ngoài Trung Quốc

    03:00, 25/05/2024

TRƯỜNG ĐẶNG