Cải cách thể chế phải là ưu tiên hàng đầu và thực thi thực chất

NGUYỄN VIỆT 29/05/2024 03:50

Chính phủ cần xác định cải cách thể chế là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù, báo cáo trình Quốc hội đã đề cập đến các giải pháp, nhưng cần đưa ra thông điệp cải cách thể chế cụ thể và thực thi thực chất. 

>>Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng: “Bệ đỡ” chính sách

Ngày 29/5, Quốc hội họp đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Trước đó, thảo luận tại tổ về nội dung này, đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) đề nghị Chính phủ cần xác định cải cách thể chế là ưu tiên hàng đầu, mặc dù trong báo cáo trình Quốc hội đã đề cập đến các giải pháp nhưng cần đưa ra thông điệp cải cách thể chế cụ thể và thực thi một cách thực chất.

Trong đó, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ, đặc biệt là kiểm soát ngay từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng văn bản trình Quốc hội, kiên quyết không trình Quốc hội những văn bản không đảm bảo chất lượng”, đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Vẫn theo đại biểu Phan Đức Hiếu, với bối cảnh còn nhiều khó khăn, Chính phủ cũng cần thực hiện nghiêm Nghị quyết số 105/NQ-CP năm 2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Không ban hành quy định mới tạo gánh nặng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

“Ngoài ra, cần tạo nên các động lực tăng trưởng mới, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững...”, đại biểu Phan Đức Hiếu kiến nghị.

>>Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng: Nền tảng đột phá khu thương mại tự do

>>Đừng chỉ “đánh tiếng” thoái vốn Nhà nước

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Thái Bình).

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Thái Bình).

Còn đại biểu Nguyễn Văn An (Thái Bình) đề nghị phân tích làm rõ trách nhiệm của việc ban hành chính sách phát triển năng lượng tái tạo còn bất cập, chưa đánh giá hết tiềm năng lợi thế phát triển các loại năng lượng tái tạo, xuất khẩu điện, phát triển điện mặt trời không nối lưới, phát triển điện gió.

Cùng với việc trình Quốc hội xem xét thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại kỳ họp này, đại biểu đề nghị Chính phủ giao các Bộ, cơ quan liên quan sớm tiến hành khảo sát, nghiên cứu toàn diện về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Sớm bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách liên quan tới hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Đối với tiêu dùng nội địa, đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cho rằng cần kích thích chi tiêu của người tiêu dùng thông qua các chính sách, như gia tăng trợ cấp xã hội cho người nghèo, người bị mất việc làm ở cả khu vực chính thức và phi chính thức.

"Đặc biệt, cần nâng cao mức thu nhập chịu thuế và giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế VAT hàng thiết yếu nội địa để tăng nhu cầu chi tiêu và xem xét mở rộng đối tượng được giảm", đại biểu Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển kinh tế biển xanh

    13:31, 28/05/2024

  • Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng: “Bệ đỡ” chính sách

    05:00, 28/05/2024

  • Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng: Nền tảng đột phá khu thương mại tự do

    05:00, 28/05/2024

  • Xây dựng Đại học khởi nghiệp: Bước đệm vững chắc cho nền kinh tế chia sẻ

    15:56, 27/05/2024

NGUYỄN VIỆT