Thị trường bất động sản TP.HCM đón tin vui

VI ANH 29/05/2024 03:00

Trong 4 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản tại TP.HCM tăng trưởng cao hơn các lĩnh vực kinh tế khác báo hiệu những chuyển biến tích cực.

>>Bất động sản công nghiệp: “Miếng bánh” ngon không dễ ăn

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trong 4 tháng đầu năm 2024, tín dụng bất động sản tăng trưởng ở mức 1,61%.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tín dụng bất động sản tăng trưởng ở mức 1,61%.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tín dụng bất động sản tăng trưởng ở mức 1,61%.

Trong khi đó, tín dụng chung trên địa bàn tăng 1,31% và chiếm 27% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Như vậy, ngành bất động sản có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mặt bằng tín dụng chung trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đánh giá, nếu so với 2 tháng đầu năm, đây là một sự cải thiện đáng kể. Cụ thể, tín dụng bất động sản trong tháng 1/2024 giảm 0,49% và giảm 0,01% tại tháng 2. Song đến tháng 3, mức tín dụng đã tăng 0,96% và tháng 4 tăng 1,15%. Đây là tháng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 tháng đầu năm.

>>Nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy thị trường của Chính phủ là nguyên nhân chính cho kết quả này.

“Trong đó, chính sách tín dụng và lãi suất thấp đã và đang không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho người dân vay vốn trong lĩnh vực này, mà còn kích thích mở rộng và phát triển các hoạt động đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, lĩnh vực du lịch dịch vụ. Đồng thời, kích thích tiêu dùng và kinh doanh, có tác động hỗ trợ, thúc đẩy thị trường từng bước cải thiện và tăng trưởng”, ông Lệnh cho biết.

Theo mục đích sử dụng, tín dụng bất động sản tập trung vào lĩnh vực cho vay KCN – KCX. Dư nợ cho vay đầu tư KCN- KCX đã đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023. Ngoài ra, cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng có tốc độ tăng trưởng cao hơn các lĩnh vực khác trong 4 tháng đầu năm 2024.

Ngoài những lý do được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nêu trên, các chuyên gia cũng chỉ ra việc Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản sắp có hiệu lực cũng góp phần tháo gỡ những vướng mắc trước đây.

Tín dụng bất động sản tăng trưởng cho thấy niềm tin vào thị trường bất động sản đã phần nào phục hồi. Ảnh:VA

Tín dụng bất động sản tăng trưởng cho thấy niềm tin vào thị trường địa ốc đã phần nào phục hồi. Ảnh:VA

Thời gian tới, các hành động cụ thể của Tổ công tác của Chính phủ và UBND Thành phố về tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, cho doanh nghiệp; giải pháp phát triển thị trường trái phiếu để thị trường ổn định và phát triển cũng như tạo môi trường đầu tư thuận lợi; công tác cải cách hành chính tiếp tục được thực hiện tốt… được cho sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy thị trường tăng trưởng, qua đó duy trì xu hướng và tiếp tục kích thích tăng trưởng tín dụng bất động sản trên địa bàn trong thời gian tới.

Tín hiệu khởi sắc

Việc nguồn cung vốn dành cho bất động sản tại TP.HCM khởi sắc đã phần nào tiếp thêm niềm tin cho doanh nghiệp, bởi đây vẫn được xem là thách thức lớn nhất của ngành địa ốc những năm qua.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đánh giá, nguồn vốn vẫn là khó khăn “đeo bám” doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, nguồn vốn tín dụng vẫn là kênh chủ đạo để các doanh nghiệp nhìn vào phục vụ hoạt động kinh doanh, bởi các kênh huy động khác đều đang gặp khó.

Về giải pháp vĩ mô, Bộ Xây dựng cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng doanh nghiệp phải chủ động tái cơ cấu, định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn trước xu hướng của thị trường và hành lang pháp lý mới.

Tín dụng tăng trưởng trong quý 1 của năm cũng cho thấy niềm tin vào thị trường bất động sản đã phần nào phục hồi. Các quy định mới liên quan tới bất động sản quan trọng đã được thông qua dù chưa đến thời điểm áp dụng tuy nhiên đã hỗ trợ tâm lý thị trường.

Rủi ro thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản đã giảm bớt khi nhiều doanh nghiệp chủ động mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ. Các doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi sẽ là các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất sạch, dự án đủ điều kiện mở bán, phục vụ nhu cầu ở thực.

Có thể bạn quan tâm

  • Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét các kiến nghị tại Diễn đàn

    Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét các kiến nghị tại Diễn đàn "Khơi thông nguồn cung bất động sản phía Nam - Xu hướng đầu tư"

    12:43, 27/05/2024

  • Quốc hội đồng ý đưa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

    Quốc hội đồng ý đưa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

    11:05, 27/05/2024

  • Bất động sản công nghiệp: Tăng trưởng đi kèm thách thức

    Bất động sản công nghiệp: Tăng trưởng đi kèm thách thức

    05:00, 26/05/2024

  • Bất động sản ăn theo khu công nghiệp: Nan giải bài toán vận hành

    Bất động sản ăn theo khu công nghiệp: Nan giải bài toán vận hành

    06:00, 25/05/2024

  • Ngấm “dinh dưỡng” từ loạt chính sách tiếp sức, thị trường bất động sản “nở hoa”

    Ngấm “dinh dưỡng” từ loạt chính sách tiếp sức, thị trường bất động sản “nở hoa”

    10:30, 24/05/2024

VI ANH