Thúc đẩy phát triển bền vững trong tăng trưởng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Các vấn đề về môi trường và bền vững đã đạt được tầm quan trọng đáng kể trong nhiều ngành công nghiệp và tổ chức trên toàn cầu.
>> Dòng vốn đầu tư hướng đến doanh nghiệp phát triển bền vững
Ông Pulkit Abrol, Giám đốc ACCA khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chia sẻ với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tầm nhìn về phát triển bền vững và cách thúc đẩy sự thay đổi, nâng cao tính bền vững góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
- Việt Nam đang ở đâu trong quá trình phát triển bền vững (PTBV) chung của khu vực, thưa ông?
Theo quan điểm và nghiên cứu của chúng tôi về các khu vực PTBV và bước tiến của các nướcchâu Á - Thái Bình Dương trong các cam kết của họ, thì một trong những nhân tố tác động chính là việc đưa ra những chuẩn mực mới về bền vững.
Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đã bắt đầu quan tâm đến các tiêu chuẩn quản trị, các khuôn khổ được quy định đối với tổ chức niêm yết và khuyến khích các tổ chức chưa niêm yết hướng tới các cam kết bền vững, cũng như đổi mới tư duy bền vững trong chính tổ chức của họ.
Trong phạm vi các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển dịch nhanh chóng về khía cạnh pháp lý tuân thủ đối với các chuẩn mực về môi trường, bền vững và quản trị trong khu vực. Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp với phần còn lại của ASEAN.
Hiện nay, nhiều tổ chức ở Việt Nam rất chú trọng đến tiến trình này. Khi tổ chức Giải thưởng Báo cáo Phát triển Bền vững được 12 năm nay, chúng tôi nhận thấy rằng các tổ chức đang tập trung phát triển, cũng như đang tạo ra các nhu cầu và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Chúng tôi tin rằng với tiến độ như vậy thì tham vọng đến năm 2050 với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) sẽ trở thành hiện thực.
Chúng tôi cũng nhận thấy những tiến bộ nhanh chóng trong môi trường báo cáo. Chính sách của Chính phủ được chú trọng và tạo ra nhiều khuôn khổ hỗ trợ các tổ chức, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tập trung vào các khu vực hỗ trợ. Với tiến độ này, Việt Nam đang chắc chắn sẽ cải thiện vị trí của mình đối với các cam kết, các chuẩn mực về báo cáo bền vững, báo cáo môi trường và quản trị.
>> Văn hoá là trục xuyên tâm để doanh nghiệp phát triển bền vững
- ACCA có khuyến nghị gì cho PTBV tại Việt Nam và khu vực?
Khi nhắc tới PTBV, chúng ta cần chú ý tới các khía cạnh liên quan trong toàn bộ hành trình thúc đẩy PTBV. Một trong những khía cạnh quan trọng là tập trung PTBV cho mọi người trong mọi khía cạnh bao gồm nguồn lực xã hội, nền kinh tế…
Tôi cho rằng, cần tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), khu vực "xương sống" của rất nhiều nền kinh tế, đặc biệt là Việt Nam. Chúng ta cần hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs để hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Mọi người thường nghĩ rằng các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô, có vốn, có nguồn lực để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội của mình. Nhưng chúng ta cũng cần để ý tới các hệ sinh thái nhỏ và việc đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs cũng rất quan trọng.
Ở ASEAN, chúng tôi nhận thấy các nhà chức trách tại một số thị trường châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN đang rất quyết liệt trong việc đưa ra các cơ chế nghiêm ngặt, các chính sách bắt buộc về vấn đề tuân thủ.
Ví dụ, ở Việt Nam, Quyết định 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và sau đó là từng bước tích hợp IFRS S1, S2 vào các chuẩn mực mới của báo cáo PTBV. Sự quyết liệt cũng được thể hiện trong các xu hướng hoạch định chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ. Điều này đang góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong hành trình PTBV, để không bỏ ai lại phía sau.
Đối với các khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, các công ty kỹ thuật, khi nhìn vào dấu chân tài chính hay các nhân tố đóng góp cho dấu chân cacbon, thì mọi người cần chung tay để đảm bảo quá trình chuyển đổi này là đúng đắn và hiệu quả cho tất cả chúng ta.
Và chúng tôi cũng nhận thấy rằng các thị trường khác nhau có phản ứng khác nhau, và việc thực hành báo cáo PTBV cũng khác nhau. Nhưng khi cùng chung tay hành động, chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt để bảo vệ hành tinh này.
- Với vai trò là 1 đơn vị kết nối, ACCA đã đóng góp ntn vào các chính sách tài chính bền vững trong khu vực?
Một trong những khía cạnh quan trọng mà ACCA đang làm là cung cấp dịch vụ đào tạo. Toàn bộ các chứng chỉ kế toán được công nhận của chúng tôi đều chú trọng tích hợp bền vững. Và chúng tôi đã thực hành điều này khoảng 10 năm nay, bắt đầu từ 2015.
Trở lại thời kỳ những năm 1990, chúng tôi đã tích hợp trong báo cáo của mình, tích hợp báo cáo môi trường, báo cáo về tiêu thụ nguyên liệu, tác động chung đến các bên liên quan. Và trong thập kỷ này, thập kỷ sau nữa, chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn để hỗ trợ và kết nối mọi người.
Một trong những nỗ lực đó là tổ chức hội thảo này, nhằm tạo cơ hội đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp, để nhìn nhận các khoảng cách về kỹ năng, về nhân tài, về các lĩnh vực khác nhau. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi đang mang lại những hỗ trợ tích cực trong giáo dục và đào tạo về tài chính. Chúng tôi có 250.000 hội viên trên toàn cầu và năm nay là 1 mốc kỷ niệm quan trọng.
Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam và các nước nhằm tạo ra những nhân tài, những chuyên gia kế toán, mang đến những bước nhảy vọt để tạo ra sự khác biệt trong lộ trình hướng tới Net-zero. Chúng tôi dự định giới thiệu 1 chúng chỉ về bền vững trong năm nay nhằm mang lại những kỹ năng cần thiết.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm