Cẩn trọng với thương chiến Mỹ - Trung

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 06/06/2024 03:30

Các chuyên gia cho rằng, từ thực tế thương chiến Mỹ - Trung, yêu cầu nắm rõ luật phòng vệ thương mại quốc tế đặt lên trên hết, đặc biệt ở Mỹ.

xuất khẩu việt nam sang mỹ đang bùng nổ

Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đang gia tăng

>>Mỹ tăng thuế với Trung Quốc

Tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính các nước G7 ở Italy, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen lên tiếng: “Chính sách công nghiệp của Trung Quốc dường như là chuyện xa xôi với những người đang ngồi ở đây, nhưng nếu chúng ta không đáp trả có tính chiến lược và thống nhất, tính sống còn của doanh nghiệp ở cả hai nước chúng ta sẽ bị rủi ro”.

Mỹ muốn hối thúc châu Âu đánh thuế xe điện Trung Quốc. Nếu liên minh như vậy hình thành, sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại; đồng thời mở ra thời kỳ đen tối - phòng vệ thương mại lên ngôi, rủi ro pháp lý đe dọa môi kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

Thay vì tận dụng nguồn cung cấp giá rẻ từ Trung Quốc, người Mỹ chọn cách ngăn cấm. Nói cách khác, Washington đặt mối nguy địa chính trị lên trên lợi ích người tiêu dùng; sẵn sàng “soi xét” lại đồng minh, đối tác.

Khối lượng thương mại Việt Nam - Mỹ đang trên đà gia tăng, cũng có nghĩa bất kỳ mặt hàng nào có xuất xứ từ Việt Nam đều phải đối diện với nguy cơ bị phòng vệ thương mại - cơ quan chức năng Mỹ sẽ “soi’ yếu tố trung Quốc trong cơ cấu, thành phần hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Tính đến hết tháng 12/2023, Mỹ đã điều tra 59 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng gần 25% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng Việt. Bộ Thương mại Mỹ hiện coi 12 nước là nền kinh tế phi thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó có Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, từ thực tế này, yêu cầu nắm rõ luật phòng vệ thương mại quốc tế đặt lên trên hết, đặc biệt ở Mỹ, hệ thống pháp lý thương mại rất đồ sộ. Tuy nhiên, việc cắt nghĩa, giải thích luật với các doanh nghiệp nhỏ không hề dễ dàng.

Căn cứ pháp lý mới nhất là đạo luật CHIPS và khoa học, đây là hành lang pháp lý đóng vai trò như “bộ lọc” tất cả hàng hóa liên quan đến chất bán dẫn, xe điện, pin xe điện, tấm năng lượng mặt trời,… nhập khẩu vào Mỹ. Theo Sắc lệnh ngày 14/5/2024 của Tổng thống Joe Biden về mức thuế bổ sung theo Mục 301, tổng cộng có 14 sản phẩm Trung Quốc chịu mức thuế từ 7,5% lên đến 100%, có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

nhôm và thép việt nam từng bị điều tra chống bán phá giá

Nhôm và thép Việt Nam từng bị điều tra chống bán phá giá

>>Quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung?

Mỹ thường hay sử dụng đòn trừng phạt thứ cấp nhằm vào các bên thứ 3 có thể giúp hàng Trung Quốc trốn thuế. Thực tế, tình trạng hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho quan hệ thương mại song phương Việt - Mỹ.

Làn sóng này trỗi dậy sau thương chiến 2018, khi đó 300 tỷ hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp giá tới mức “không khuyến khích”. Lần này là các sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh tế “xanh”, rất nhiều khả năng sẽ tái hiện “bài cũ”.

Đến thời điểm nay, Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, điều này gây bất lợi trong các vụ điều tra chống bán phá giá. Ví dụ, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, trong khi mặt hàng tương tự từ Thái Lan chỉ chịu 5,34%.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung:

    Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung: "Hé lộ" quốc gia bị liên lụy

    03:30, 17/05/2024

  • Quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung?

    Quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung?

    03:30, 22/05/2024

  • Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

    Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

    03:00, 27/05/2024

  • Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

    Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

    04:00, 20/05/2024

TRƯƠNG KHẮC TRÀ