BAT Việt Nam mở rộng quy mô chương trình trao quyền cho phụ nữ thông qua hỗ trợ kinh tế

NGỌC HUYỀN 06/06/2024 10:44

BAT Việt Nam là doanh nghiệp có các sáng kiến thiết thực trong thực hiện chính sách về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Hiện nay, việc trao cơ hội để phụ nữ khai phá tiềm năng và nắm bắt cơ hội phát triển trong các lĩnh vực của cuộc sống không chỉ là trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là sáng kiến của nhiều doanh nghiệp trên hành trình hướng đến sự phát triển bền vững.

Cơ hội để tăng tốc phát triển bền vững qua trao quyền cho phụ nữ

Hỗ trợ phụ nữ với cơ hội việc làm và kế sinh nhai là một trong những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại công bằng xã hội. Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất từ Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (gọi tắt là UN Women), với tốc độ đầu tư tương đối chậm như hiện tại, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu sẽ vẫn sống trong tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030. Vì vậy, việc thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

UN Women ghi nhận thế giới cần thêm 360 tỷ USD mỗi năm để các nước đang phát triển giải quyết vấn đề bình đẳng giới theo Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Tổ chức này cũng đưa ra năm điều được đảm bảo để tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ.

Với việc được bầu vào Hội đồng Chấp hành của UN Women nhiệm kỳ 2025-2027, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện những mục tiêu trên.

Tại Việt Nam, BAT là doanh nghiệp có các sáng kiến thiết thực trong thực hiện chính sách về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Tại Việt Nam, BAT là doanh nghiệp có các sáng kiến thiết thực trong thực hiện chính sách về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Theo đó, kể từ tháng 01/2025 đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ tham gia điều phối xây dựng và triển khai các định hướng lớn của UN Women, bảo đảm các chiến lược và hoạt động của cơ quan này nhất quán với các mục tiêu và chính sách tổng thể của LHQ về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Theo bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã duy trì động lực thúc đẩy bình đẳng giới trong nhiều năm qua. Kể từ khi thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xếp hạng thế giới của Việt Nam về Bình đẳng giới tăng từ vị trí 83 lên 72 trong số 146 quốc gia (theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố năm 2023).

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới. Tỷ lệ này cao gần bằng với nam giới (72% đối với nữ, so với 82% đối với nam). Và Việt Nam mới đây lần đầu tiên thông qua Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh vào tháng 1/2024 và đã vượt mục tiêu đề ra về tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình.

Nỗ lực của doanh nghiệp trong nâng cao bình đẳng giới

Chung tay trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cùng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện các chương trình hỗ trợ kế sinh nhai cho phụ nữ để tự chủ kinh tế và cải thiện cuộc sống gia đình. Trong đó, BAT Việt Nam là một doanh nghiệp nhất quán trong việc triển khai hoạt động này, nhằm thúc đẩy khía cạnh Xã hội trong chiến lược ESG của chính mình, đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 5 - SDG5 về Bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc.

Tiếp nối thành công của chương trình “Trao quyền cho phụ nữ” trong nhiều năm qua, BAT Việt Nam tiếp tục triển khai chương trình này trong năm 2024 với quy mô lớn hơn.

Vào ngày 23/5/2024 vừa qua, BAT Việt Nam đã tổ chức chương trình giải ngân nguồn vốn vay không lãi suất cho 40 hội viên, phụ nữ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Mỹ Quý Đông và xã Mỹ Thạnh Tây (huyện Đức Huệ), và mở rộng hỗ trợ thêm 30 chị em phụ nữ tại xã Nhơn Hòa Lập (huyện Tân Thạnh).

Chương trình “Trao quyền cho phụ nữ” năm 2024 tiếp tục triển khai mở rộng.

Chương trình “Trao quyền cho phụ nữ” năm 2024 tiếp tục triển khai mở rộng.

Đây là một hoạt động mà BAT Việt Nam mong muốn đồng hành cùng các chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình, tạo nguồn thu nhập bền vững và cải thiện cuộc sống.

Tân Thạnh và Đức Huệ là 2 huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, đời sống của người dân địa phương còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, một số hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, vì thế thu nhập thấp, việc làm thiếu ổn định và còn nhiều thời gian nhàn rỗi.

Trong thời gian qua, công tác an sinh xã hội, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, chăm lo hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, mạnh thường quân trong và ngoài huyện. Do vậy, chương trình “Trao quyền cho phụ nữ” từ BAT Việt Nam hướng đến chung tay cùng địa phương tạo điều kiện giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm nghèo bền vững, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đây là hoạt động thể hiện sự đồng hành của BAT Việt Nam cùng các chị em phụ nữ vươn lên cải thiện đời sống.

Đây là hoạt động thể hiện sự đồng hành của BAT Việt Nam cùng các chị em phụ nữ vươn lên cải thiện đời sống.

Bà Võ Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, chia sẻ: “Trong những năm qua, Chương trình ‘Trao quyền cho phụ nữ’ từ BAT Việt Nam đã giúp đỡ nhiều chị em phụ nữ, hộ gia đình nông thôn ở các xã biên giới của huyện Đức Huệ. Nhìn chung, các chị em đều sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả nguồn vốn vay được hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chị có thêm thu nhập thông qua duy trì và phát triển việc chăn nuôi, buôn bán của gia đình, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu chính đáng”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, cũng có những chia sẻ khi đây là lần đầu tiên chị em phụ nữ tiếp cận Chương trình “Trao quyền cho phụ nữ” từ BAT Việt Nam: “Tôi đánh giá cao ý nghĩa của chương trình. Mô hình hỗ trợ vốn cho các chị em phụ nữ không lãi suất có cách làm đơn giản nhưng vô cùng thiết thực, giúp cho các gia đình dần ổn định cuộc sống, cũng như chung tay cùng chính quyền địa phương cải thiện sinh kế và đời sống cho các chị em phụ nữ nói riêng, người dân nói chung”, bà Nhung chia sẻ và nói thêm vì vậy đây là cơ hội tốt để chị em xã Nhơn Hòa Lập có việc làm ổn định, cải thiện thu nhập vươn lên trong cuộc sống và giảm bớt thời gian nhàn rỗi.  

Mô hình hỗ trợ vốn không lãi suất là cơ hội cho các chị em phụ nữ cải thiện thu nhập.

Mô hình hỗ trợ vốn không lãi suất là cơ hội cho các chị em phụ nữ cải thiện thu nhập.

Trước đó vào năm 2023, có 40 hộ tại huyện Đức Huệ được vay vốn từ chương trình nhằm mục đích lao động, kinh doanh hợp pháp. Trong đó, 11 hộ kinh doanh nhỏ, 2 hộ nhận nấu ăn cho đám tiệc và 27 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tất cả các hộ vay vốn đều đã và đang sử dụng vốn đúng mục đích và hợp pháp.

NGỌC HUYỀN