Hải Dương: Chú trọng đưa nông sản vươn ra thế giới
Những năm gần đây, Hải Dương chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và nỗ lực để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với nông sản chủ lực.
>>>Hải Dương: Tạo quỹ đất sạch để đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư
Chú trọng...
Đến nay, Hải Dương đã có nhiều nông sản được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu tập thể như: cà rốt Đức Chính (Cẩm Giàng), gà đồi Chí Linh, vải thiều Thanh Hà, na Chí Linh, bưởi đào Thanh Hồng, ổi Liên Mạc, nếp cái hoa vàng Kinh Môn, rau an toàn Gia Lộc, hành tỏi Kinh Môn...
Sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, các sản phẩm tiếp tục được chú trọng sản xuất theo hướng an toàn, khẳng định chất lượng, không chỉ đứng vững trên thị trường trong nước mà một số còn vươn ra thị trường thế giới. Năm 2024, Hải Dương đưa ra mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ 800 triệu USD, tăng 20,4%.
Những năm gần đây, Hải Dương chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và nỗ lực để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với nông sản chủ lực.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương: Hiện nay, vải thiều là 1 trong 8 loại nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương; được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chăm sóc theo quy trình Viet GAP, Global GAP; đáp ứng tốt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm…
Được biết, vụ vải năm nay có 4 doanh nghiệp lớn trong tỉnh thu mua, xuất khẩu vải gồm các Công ty: CP Ameii Việt Nam, TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng Đỏ, TNHH một thành viên Rau củ quả an toàn Thanh Hà và CP Nông sản Hưng Việt. Đây là 4 doanh nghiệp chính tham gia thu mua và xuất khẩu vải với số lượng lớn sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Malaysia, Thái Lan, Trung Đông...
Ngoài 4 doanh nghiệp trên, tỉnh còn một số doanh nghiệp, hợp tác xã cũng tham gia thu mua vải như Hợp tác xã Nông nghiệp xanh V- Phúc, Xí nghiệp Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hùng Sơn, Công ty CP Giống cây trồng, nông sản xuất khẩu Kiên Giang…
Hải Dương hiện có 8.850 ha vải, riêng huyện Thanh Hà có 3.285 ha vải thiều gồm 1.950 ha vải sớm. Năm 2024, do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng vải của tỉnh ước đạt 40.000 - 45.000 tấn, giảm khoảng 15.000-20.000 tấn so với năm trước đó.
Nhằm chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho xuất khẩu vải thiều năm 2024, từ đầu tháng 3 đến nay UBND tỉnh Hải Dương đã triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điểm nhấn quảng bá, kích cầu tiêu thụ trái vải cũng như các nông sản khác...
Với những doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ hay các nước, trái vải thường bảo quản được đến 2 tháng nhưng trong nước chỉ bảo quản trong 1 tháng, hạn chế lớn nữa là quả vải trong kho lạnh thường hỏng rất nhanh, dẫn đến tình trạng khó khăn tiêu thụ.
Đối với thị trường Nhật, Hoa Kỳ, Australia… doanh nghiệp có thể xuất khẩu bằng đường biển, với một số nước châu Âu thì đa số là đi bằng đường hàng không nên chi phí phương tiện cũng tăng cao. Do đó, Về mặt lâu dài, giải pháp lớn nhất để Hải Dương tận dụng hết thế mạnh từ sản phẩm vải thiều vẫn là tìm công nghệ để có thể kéo dài thời gian bảo quản.
Bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, địa phương đã và đang tổ chức nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ, tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến cho vải thiều của tỉnh năm 2024.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết, mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam khi nhiều dòng thuế đối với các mặt hàng rau, quả tươi được EU giảm về 0%. Tuy vậy, đây là thị trường khó tính, đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chặt chẽ. Với những nỗ lực về xây dựng thương hiệu, sản xuất theo chuỗi liên kết…, nông sản Hải Dương hứa hẹn sẽ tự tin cạnh tranh với các đối thủ trong quá trình chinh phục thị trường EU và nhiều thị trường khó tính mới.
Rộng cửa xuất ngoại
Cùng với vải, nhãn, thị trường xuất khẩu các nông sản chủ lực của tỉnh như hành, tỏi, cà rốt, ổi…, cũng ngày càng vươn xa. Đầu năm 2024, nông dân trồng cà rốt ở Hải Dương đã có một vụ mùa bội thu khi rất nhiều doanh nghiệp đổ về thu mua xuất khẩu cà rốt. Riêng huyện Cẩm Giàng, có trên 20 cơ sở, doanh nghiệp thu mua, sơ chế, xuất khẩu cà rốt. Hiện nay, cà rốt Hải Dương đã có mặt ở nhiều thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Đông…
Hiện tại, một số cơ sở sơ chế, chế biến lớn đang tiếp tục được xây dựng tại Cẩm Giàng, đáp ứng nhu cầu bảo quản và xuất khẩu, nâng cao giá trị cho cây cà rốt những năm tiếp theo.
Theo lãnh đạo xã Đức Chính: Vụ đông 2023-2024, xã Đức Chính xuất khẩu hơn 32.000 tấn cà rốt với giá 8.000 đồng/kg, tương đương vụ trước. Mùa vụ 2024, xã Đức Chính đã thu hoạch xong toàn bộ 360 ha cà rốt, sản lượng đạt hơn 15.000 tấn, tương đương năm trước.
Toàn xã xuất khẩu hơn 32.000 tấn cà rốt, chủ yếu sang Hàn Quốc (15.000 tấn), còn lại là các nước Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Malaysia và khu vực Trung Đông. Giá cà rốt xuất khẩu đạt 8.000 đồng/kg, tương đương năm trước. Tuy nhiên, cuối vụ giá giảm 500-700 đồng/kg do phải cạnh tranh với cà rốt của Trung Quốc.
Được biết, trên địa bàn Đức Chính hiện có 12 cơ sở thu mua, chế biến cà rốt tươi. Ông Nguyễn Đức Thuật - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính cho biết sản lượng cà rốt vụ này tương đương vụ trước nhưng chất lượng cao hơn, nhất là khâu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài các đối tác cũ, năm nay có thêm 10 đối tác mới, chủ yếu ở nước ngoài đến khảo sát, tìm hiểu và ký hợp đồng thu mua cà rốt. Đến thời điểm này, người dân xã Đức Chính đã thu hoạch được hơn 50% diện tích, xuất khẩu khoảng 30.000 tấn (gồm cả cà rốt trồng ở nơi khác mang về sơ chế).
Trong đó xuất khẩu đi Hàn Quốc hơn 10.000 tấn, Nhật Bản 4.500 tấn. Các thị trường mới như Lào và Thái Lan hơn 10.000 tấn. Các chuyến hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc đều bảo đảm chất lượng, không bị trả lại.
Có thể bạn quan tâm