Euro 2024 và những con số kinh tế choáng ngợp
Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) dự kiến thu về 2,7 tỷ euro với sự kiện diễn ra 1 tháng tại Đức. Vậy tiền đến từ đâu?
>>Châu Âu vẫn "loay hoay" giải quyết bài toán lạm phát
Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro) không khác gì một doanh nghiệp, 4 năm hoạt động một lần, kéo dài trong vòng 1 tháng. Sở dĩ gọi giải đấu này là doanh nghiệp khổng lồ vì những gì liên quan đến nó đều là tiền tươi thóc thật. Ngoài ra còn mang đến cơ hội kinh doanh không giới hạn.
Thoạt đầu, nước chủ nhà Đức chi ra 1,9 tỷ euro đài thọ toàn bộ hoạt động cơ bản, như chi phí ăn ở, đi lại, công tác an ninh, tu sửa hoặc xây mới sân vận động. Mọi hình ảnh liên quan đến sự kiện này "đắt xắt ra miếng".
Theo nghiên cứu của công ty fintech toàn cầu Conotoxia, để xem trận đấu mở màn của đội tuyển Anh, mỗi người hâm mộ phải bỏ ra ít nhất 700 USD, bao gồm 50 USD tiền vé vào sân, 250 USD cho khách sạn trong 2 đêm, 250 USD tiền vé máy bay và khoảng hơn 100 USD cho việc ăn uống, sinh hoạt.
Chi phí tiền thưởng của giải đấu lên tới 371 triệu euro, mỗi cầu thủ tham dự giải được chi trả 10.000 euro mỗi ngày. Đối với mỗi trận thắng, các đội sẽ nhận được 1 triệu USD, còn nếu có được 1 điểm, các đội sẽ “bỏ túi” 500.000 euro.
Các đội vượt qua vòng bảng sẽ nhận được 1,5 triệu euro tiền thưởng. Tiến vào tứ kết, số tiền này tăng lên 2,5 triệu euro, và nếu lọt vào bán kết, mỗi đội sẽ nhận 4 triệu euro. Đội vô địch sẽ được thưởng 8 triệu euro, trong khi á quân nhận 5 triệu euro.
FIFA dự kiến thu về 2,7 tỷ euro với sự kiện diễn ra 1 tháng tại Đức. Vậy, tiền đến từ đâu? Euro 2024 có 20 doanh nghiệp lớn tài trợ. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Trung Quốc vô đối trong mảng kinh doanh này.
Adidas, Coca-Cola, cùng với hai công ty con của Alibaba và ba công ty công nghệ điện tử từ Trung Quốc là những nhà tài trợ hàng đầu. Quyền lợi thu được là quảng cáo hình ảnh mọi nơi, mọi lúc đến 5,3 tỷ người xem giải đấu hấp dẫn này.
Để khắp nơi trên thế giới có thể xem được các trận đấu, bản quyền phát sóng được rao bán cách giờ khai mạc vài tháng trước. Trong các kỳ Euro gần đây, VTV đã chi 8 triệu USD để có bản quyền, lần này không ít hơn.
Tại Thái Lan, Euro 2024 không được phát miễn phí, các nhà cung cấp nhỏ hơn, hoặc ở nước ngoài ra giá 249 baht, tương đương 173.000 đồng cho tổng cộng 51 trận đấu.
Việc sở hữu bản quyền là mảnh đất kinh doanh màu mỡ cho các nhà đài trên khắp thế giới. Trước khi đến với các kênh truyền hình, ngành kinh doanh “vài năm có một” này giúp hàng trăm nhà cung cấp kiếm được bộn tiền.
Các nước chủ nhà thường lãi đậm với những sự kiện như thế này. Kỳ trước, Italy thu về 4 tỷ euro, con số lần này ở Đức được dự báo cao hơn, nhờ dịch bệnh COVID-19 đã qua đi.
>>Kinh tế Đức "cản bước" châu Âu
Ngành du lịch Đức đã phát hành 2,7 triệu vé tham quan, sử dụng dịch vụ tại các thành phố lớn nhất nước. Kinh nghiệm cho thấy, ngành bia, lưu trú, bán lẻ thu về càng nhiều nếu đội tuyển nước chủ nhà không bị loại sớm.
Các doanh nghiệp Trung Quốc có sẵn chiến lược rất bài bản thông qua các sự kiện thể thao lớn, mang tính toàn cầu để khuếch trương thương hiệu của họ. Trong World Cup 2022, các công ty Trung Quốc đã chi ra 1,395 tỷ USD.
Riêng nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay đã tài trợ cho Euro 2020 khoảng 230 triệu euro. Bảy công ty của Trung Quốc đã tài trợ cho World Cup 2018, chi ra 835 triệu USD, nhiều hơn so với các doanh nghiệp của Mỹ và Nga.
Wanda, Mengniu, Hisense, Alipay, Kuaishou, TCL Technology, Sinovac, Yingli Solar và slogan quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc rất nổi bật trên hàng rào điện tử trong sân cũng như mọi ngõ ngách bên ngoài các tụ điểm.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế châu Âu sắp “hạ cánh mềm”
12:00, 25/05/2024
Nhiều doanh nghiệp châu Âu “khó thở” tại Trung Quốc
03:30, 11/05/2024
Hàng không châu Âu gây tranh cãi về vấn đề “tẩy xanh”
03:00, 11/05/2024
Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai
03:30, 06/05/2024
Quốc gia nào đang dẫn đầu tăng trưởng ở châu Âu?
03:00, 03/05/2024