Không nên chia tách hoạt động chế biến với hoạt động khai thác

GIA NGUYỄN 19/06/2024 03:50

Dù đánh giá cao những đề xuất của Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, thế nhưng, góp ý xây dựng, hoàn thiện, chuyên gia cho rằng, không nên chia tách hoạt động chế biến với hoạt động khai thác…

>> Nên thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế

Theo đó, nhìn nhận về Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, nhiều ý kiến cho hay, Dự thảo Luật đã phần nào thể hiện được những mong muốn đổi mới trong các quy định nhăm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hôi theo xu hương mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của Dự thảo vẫn còn các quy định bộc lộ nội dung cần được hoàn chỉnh hơn nữa.

Dự thảo Luật đã phần nào thể hiện được những mong muốn đổi mới trong các quy định nhăm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hôi theo xu hương mới - Ảnh minh họa: ITN

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được cho đã phần nào thể hiện được những mong muốn đổi mới trong các quy định nhăm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hôi theo xu hương mới - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, góp ý Dự thảo, TS. Lê Ái Thụ - Chủ tịch hội Địa chất kinh tế Việt Nam cho rằng, một số quy định về quản lý hoạt động khoáng sản nói chung, về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa đáp ứng được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Dự thảo Luật “... khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả phát triển bền vững kinh tế - xã hội …” và khoản 8 Điều 4 của Dự thảo Luật “Nhà nước bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức, cá nhân”;

Theo TS. Lê Ái Thụ, quy định tại khoản 19 và 20 Đ3 cần xem lại khi quy định “Khai thác … bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, chế biến khoáng sản” và khoản 20 quy định “Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại …”. Bởi, thực tiễn quản lý trong thời gian qua cho thấy, hoạt động chế biến khoáng sản luôn gắn liền với hoạt động khai thác cho nên không nên chia tách hai hoạt động này ra. Còn những hoạt động chế biến không gắn liến với hoạt động khai thác thì phai được điều chỉnh bỡi pháp luật về đầu tư và các pháp luật khác có liên quan;

Bên cạnh đó, về phân nhóm khoáng sản tại Điều 7, vị chuyên gia này cũng cho hay, việc phân nhóm khoáng sản theo quy định tại Điều 7 của Dự thảo luật cần xem xét lại. Bởi theo cách phân nhóm như Dự thảo luật sẽ khó triển khai vào thực tiễn. Trong thực tế có những loại khoáng sản vừa thuộc nhóm I vừa thuộc nhóm II và cũng thuộc nhóm III và có thể cả nóm IV. Ví dụ khoáng sản caolin, đá vôi,…

>> Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản

Tuy nhiên, một số ý kiến đề xuất, không nên chia tách hoạt động chế biến với hoạt động khai thác - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, một số ý kiến đề xuất, không nên chia tách hoạt động chế biến với hoạt động khai thác - Ảnh minh họa: ITN

Theo TS. Lê Ái Thụ, quy định thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến khó triển khai trong thực tiễn (sét làm gạch ngói không thuộc nhóm nào) vì quy định hiện hành, sét để sản xuất gạch ngói thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh. Trong khi theo quy định tại Điều 7 của Dự thảo luật có thể hiểu sát để sản xuất gạch ngói thuộc nhóm II.

Chưa kể, đất đá thải mỏ thuộc nhóm IV là không hợp lý. Bởi, tùy thuộc vào những khu vực bãi thải của các loại khoáng sản khác nhau mà có thể sử dụng làm đất san lấp, không thể sử dùng làm đất sản lấp và cũng có thể khu vực khai thác tận thu.

Ngoài những vấn đề đã nêu, góp ý xây dựng, hoàn thiện chính sách, vị chuyên gia này cũng đề xuất xem xét, cân nhắc một số quy định về quy hoạch khoáng sản tại Điều 13; Quy định về Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia tại Điều 31; Quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 103;…

Liên quan đến nội dung Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, không chỉ những nội dung đã nêu, góp ý xây dựng, hoàn thiện, một số ý kiến cũng đề nghị, rà soát lại cơ sở pháp lý nhận thế chấp quyền khai thác khoáng sản.

Theo ông Phạm Chí Dũng - Phó Giám đốc Pháp chế, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Điều 55.1 Luật khoáng sản 2010 quy định các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản ngoài các quyền theo quy định tại Luật Khoáng sản thì sẽ có các “quyền khác theo quy định pháp luật”. Pháp luật khoáng sản không có quy định cấm tổ chức, cá nhân sử dụng quyền khai thác khoáng sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, về nguyên tắc, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sẽ được thế chấp quyền khai thác khoáng sản nếu quyền thế chấp này được ghi nhận ở các văn bản pháp luật khác.

Trước thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017), việc thế chấp quyền khai thác khoáng sản được ghi nhận cụ thể tại Bộ luật này và văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp về giao dịch bảo đảm:

Điều 322.3 Bộ luật Dân sự 2005 cho phép "quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên”; Điều 3.8 Thông tư 05/2011/TT-BTP hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm… quy định các tài sản thuộc trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm và thông báo việc kê biên có bao gồm: "quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên … được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật".

“Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định cụ thể về sử dụng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như Điều 322.3 Bộ luật Dân sự 2005, tuy nhiên, theo định nghĩa về thế chấp tài sản tại Điều 317.1 Bộ luật Dân sự 2015 thì "thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Trong đó, tài sản theo Điều 105.1 Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Quyền khai thác khoáng sản cũng là một loại tài sản (cụ thể là quyền tài sản) nên quyền này có thể được sử dụng để thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, vị chuyên gia này bày tỏ…

Đồng thời đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo/cơ quan thẩm định xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng để các đơn vị trực tiếp nhận, nhận tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản có ý kiến tham gia trực tiếp các vướng mắc để Nghị định thi hành, áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm

  • Nên thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế

    Nên thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế

    03:50, 18/06/2024

  • Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản

    Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản

    03:50, 17/06/2024

  • Cân nhắc quy định về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản

    Cân nhắc quy định về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản

    04:00, 16/06/2024

  • ĐBQH “truy” đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    ĐBQH “truy” đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    13:25, 04/06/2024

  • Khoanh vùng để dự trữ khoáng sản quốc gia

    Khoanh vùng để dự trữ khoáng sản quốc gia

    10:16, 04/06/2024

GIA NGUYỄN