Cung ứng điện là sức ép lớn đối với ngành điện và Bộ Công Thương

NGUYỄN VIỆT 19/06/2024 19:53

Cung ứng điện trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi là sức ép lớn cho ngành điện và Bộ Công Thương. 

>>“Bắt mạch” cổ phiếu ngành điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Công Thương, chiều ngày 19/6.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Thông tin về tình hình cung ứng điện trên cả nước, ông Bùi Huy Sơn Ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết sản lượng điện tiêu thụ tăng mạnh, cao hơn nhiều so với 2023. Ngày 29/5 sản lượng điện đã chứng kiến đỉnh mới là hơn 1 tỷ kWh.

Trao đổi về tình hình cung ứng điện, theo ông Nguyễn Thế Hữu, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), việc cung cấp điện là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Công Thương trong năm 2024, cho nên việc đảm bảo điều hành điện được đặt ra ngay từ đầu năm. Bộ đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện.

“Năm nay nhu cầu điện rất cao, hết ngày 18/6 sản lượng tiêu thụ là 141,8 tỷ KWWh giờ, tương đương 45,6% so với kế hoạch. Nhưng cung ứng điện đảm bảo tốt, theo đánh giá năm nay không thiếu điện như năm ngoái”, ông Nguyễn Thế Hữu khẳng định.

Tuy nhiên, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho rằng trong tháng 6 và tháng 7 là cao điểm của nắng nóng và người dân sẽ sử dụng điện nhiều nhất vào khung giờ 10h tối. Do đó, ngoài giải pháp chủ động của ngành điện thì cũng rất cần khách hàng có kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết cung ứng điện trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phục hồi là sức ép lớn cho ngành điện và Bộ Công Thương.

Do đó, sau quý I/2024 và đầu quý III Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ cùng với Bộ Công Thương đã chuẩn bị kỹ các kế hoạch đảm bảo cung ứng điện. Bộ Công Thương đã tính toán, rà soát về cơ bản năm nay không để thiếu điện.

>>Triển vọng nhóm ngành điện ra sao trong giai đoạn 2024-2025?

>>Doanh nghiệp ngành điện tăng trưởng thấp ở 2023: Thực tế ra sao?

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn, tổ đi kiểm tra giám sát từ nguồn nguyên liệu từ nước, than, khí. Sau đó kiểm tra quá trình vận hành, rút kinh nghiệm để điều hành. Ngay trong Cục Điều tiết Điện lực, chúng tôi yêu cầu phải lập tổ phản ứng nhanh, nếu có vấn đề gì phải phản ứng ngay để chuẩn bị đảm bảo cung ứng đủ điện.

“Do đó, có đủ cơ sở khẳng định trong thời gian từ nay đến cuối năm sẽ không bị thiếu điện”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Liên quan đến việc khả năng điều chỉnh giá điện trong cuối tháng 6, đầu tháng 7/2024, Thứ trường Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, để điều chỉnh giá điện hiện nay, phải thực hiện theo Quyết định 05/2024 của Thủ tướng áp dụng từ ngày 15/5/2024.

Vẫn theo Thứ trường Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thủ tướng chỉ đạo giá điện có tăng, có giảm. Còn tăng, giảm thế nào thì Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg về quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đã quy định. "Khi giảm, thì chúng tôi yêu cầu EVN giảm ngay, còn muốn tăng thì phải báo cáo trong thẩm quyền của EVN, Bộ Công Thương và Chính phủ", Thứ trường Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Thứ trường Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết thêm, do phải đánh giá tác động kinh tế - xã hội nên cần có cơ chế đánh giá việc tăng giảm giá điện. Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra, rà soát để tính toán đảm bảo khoa học, khách quan có công thức tính toán cụ thể phương án giá điện. Về chu kỳ điều hành giá, theo Thứ trường Nguyễn Sinh Nhật Tân, Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định 3 tháng một lần điều chỉnh tăng, còn giảm có thể bất kỳ lúc nào.

Có thể bạn quan tâm

  • “Bắt mạch” cổ phiếu ngành điện

    12:30, 17/06/2024

  • Triển vọng nhóm ngành điện ra sao trong giai đoạn 2024-2025?

    03:30, 10/06/2024

NGUYỄN VIỆT