Thanh Hóa: Liên kết với doanh nghiệp giúp nông dân trồng dứa thu lợi lớn

KIỀU PHIÊN 20/06/2024 10:52

Năm nay, nông sản được mùa, được giá ở Thanh Hóa, nhất là đối với cây dứa. Cộng với việc liên kết với doanh nghiệp nên người trồng dứa thu về lợi nhuận kinh tế cao.

>>Xây dựng hệ tuần hoàn nông sản xanh sẽ nâng tầm nông sản Việt

Nông sản dứa gai đang là một nguồn nguyên liệu quan trọng và tăng cường mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một khâu then chốt để nâng cao giá trị sản xuất cho cây dứa nguyên liệu, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân.

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng dứa lớn của cả nước với diện tích 3.700 ha. Trong đó có 1.300 ha thuộc các nông lâm trường và doanh nghiệp liên kết, còn lại là của các hộ dân. Dứa được trồng tập trung ở các huyện, thị xã: Hà Trung, Yên Định, Ngọc Lặc, Bỉm Sơn...Dứa đang là một nguồn nguyên liệu quan trọng và tăng cường mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một khâu then chốt để nâng cao giá trị sản xuất cho cây dứa nguyên liệu, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân. 

Trên những cánh đồng dứa

Vụ dứa 2024 được đánh giá vừa được cả chất lượng và sản lượng, giá thành tăng cao 

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, sản lượng dứa toàn tỉnh hằng năm đạt khoảng 120.000 - 130.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ có 30% sản lượng được tiêu thụ qua các hợp đồng liên kết, còn lại là tiêu thụ tự do qua hệ thống thương lái, chợ truyền thống. Do đó, giá trị kinh tế không được bảo đảm. Để nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất dứa nguyên liệu, tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng các cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thu mua, chế biến dứa thương phẩm nhằm hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế cho cây dứa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 4 doanh nghiệp thu mua, chế biến dứa đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nga, Đông Âu và một số nước Trung Đông... Sau khi được chế biến, giá trị kinh tế của sản phẩm dứa được nâng cao gấp hàng chục lần so với tiêu thụ thô.

Hiện nay, với kỹ thuật xử lý cho quả theo ý muốn được ngành nông nghiệp đúc kết, chuyển giao và nông dân đang áp dụng một cách rộng rãi. Nhờ đó, cây dứa ở Thanh Hóa cho thu hoạch quanh năm, giảm được nguy cơ được mùa, mất giá do mất cân đối cung cầu thị trường nông sản. Đồng thời, người dân đã tìm kiếm, liên kết với một số doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để có thị trường tiêu thụ bền vững, ổn định cho sản phẩm dứa địa phương.

Thị xã Bỉm Sơn hiện có gần 400 ha dứa, chủ yếu là giống Queen và Cayen có chất lượng tốt, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng. Giá bán dứa quả năm nay không chỉ cao mà còn rất dễ bán bởi tư thương đã liên kết, làm hợp đồng đặt cọc thu mua từ khi dứa sắp chín. Những năm gần đây, nông dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã trồng dứa theo hướng rải vụ nên vừa đảm bảo nguồn cung cho thị trường cả năm, vừa tránh được tình trạng dứa chín đồng loạt dẫn đến việc dồn ứ, khó tiêu thụ hoặc bị thương lái ép giá.

Ông Lê Trường Tùng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành cho biết: Là đơn vị sản xuất dứa đóng hộp xuất khẩu, để có nguồn nguyên liệu sạch, ổn định cho sản xuất, công ty đã liên kết với người trồng dứa tại các huyện Yên Định, thị xã Bỉm Sơn... tiêu thụ khoảng 10.000 tấn dứa nguyên liệu/năm, chiếm 30% lượng nguyên liệu của công ty. Nhờ việc liên kết này, công ty không chỉ có nguồn nguyên liệu sạch, đúng tiêu chuẩn chất lượng mà còn hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu tình trạng khủng hoảng cung cầu sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giúp người dân yên tâm sản xuất.

>>Cần sớm xây dựng nghị định quản lý, phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam

>>Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt - Cần bắt đầu từ đâu?

Tại Thanh Hóa có khoảng 4 nhà mấy sản xuất nông sản xuất khẩuđang bao tiêu

Tại Thanh Hóa có khoảng 4 nhà máy lớn sản xuất nông sản xuất khẩu đi các thị trường Đông Âu, Trung Đông thực hiện ký liên kết bao tiêu sản phẩm với người nông dân

Bà Trịnh Thị Lan, thị xã Bỉm Sơn cho biết gia đình đang thuê nhân công thu hoạch dứa để nhập cho thương lái. Năm nay, với việc giá phân bón giảm, giá bán lại tăng cao hơn mọi năm nên người nông dân có lợi nhuận cao. Với mức giá dao động từ 7- 10 nghìn đồng/kg tùy loại, bình quân mỗi ha trừ chi phí cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Cánh đồng dứa của gia đình có đơn đặt hàng của các đơn vị bao tiêu chính vì vậy mấy năm nay gia đình không phải lo lắng đến vấn đề tiêu thụ đầu ra của nông sản. Năm nay, cây dứa đạt năng suất cao, quả to, mẫu mã đẹp; mỗi quả dứa chính vụ đạt trọng lượng khoảng 0,8-1,4 kg, năng suất 60 tấn 1 ha. Với gần 2 ha dứa, cùng giá bán hiện tại là 8 nghìn đồng/ 1 kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi gần 400 triệu đồng. Với giá bán này, người trồng dứa có lãi cao nên nông dân rất phấn khởi.

Chị Phan Thị Hà, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc cho biết, toàn huyện đã phát triển được hơn 1.000 ha dứa gai, tập trung chủ yếu ở các xã Ngọc Trung, Cao Thịnh với năng suất đạt hơn 32 tấn/ha. Niên vụ dứa 2023 - 2024, giá dứa nguyên liệu trung bình đạt 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với năm ngoái. Hiện nông dân trồng dứa trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đang tích cực thu hoạch diện tích dứa còn lại và giải phóng đất để trồng vụ mới theo kế hoạch.

Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành ở địa chỉ Lô 5, Khu Công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa) cho biết, là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm củ, quả xuất khẩu. Sản phẩm của công ty hiện có mặt tại thị trường nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Trong đó, sản phẩm dứa đóng hộp đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. Năm nay dứa được đánh giả được về cả chất lượng và sản lượng. Đây là sản phẩm rất được thì trường nước ngoài ưa chuộng. Năm nay mặc dù thị trường quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có dầu hiệu quay trở lại. Cũng như tình hình giá dứa thu mua cao chúng tôi vẫn cố gắng bao tiêu sản phẩm và ký liên kết đầu ra với người trồng dứa. Đây cũng là giải pháp để nâng cao giá trị nông sản Việt, hướng đi phát triển bền vững ổn định cho cả doanh nghiệp và người nông dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ vọng khu công nghiệp nghìn tỷ mới tạo điểm nhấn đầu tư cho Thanh Hóa

    Kỳ vọng khu công nghiệp nghìn tỷ mới tạo điểm nhấn đầu tư cho Thanh Hóa

    08:05, 06/06/2024

  • Thanh Hóa: Khánh thành nhà máy đóng hộp thủy sản quy mô 50 tỷ đồng

    Thanh Hóa: Khánh thành nhà máy đóng hộp thủy sản quy mô 50 tỷ đồng

    15:56, 31/05/2024

  • DDCI Thanh Hóa 2023: Xác định doanh nghiệp là trung tâm, động lực cải cách

    DDCI Thanh Hóa 2023: Xác định doanh nghiệp là trung tâm, động lực cải cách

    14:46, 20/05/2024

  • Thanh Hóa: Khởi công dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc 156 tỷ đồng

    Thanh Hóa: Khởi công dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc 156 tỷ đồng

    12:30, 16/05/2024

  • PCI 2023: Thanh Hóa tăng 17 bậc so với 2022

    PCI 2023: Thanh Hóa tăng 17 bậc so với 2022

    13:04, 09/05/2024

  • Thanh Hóa - Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    09:00, 06/05/2024

KIỀU PHIÊN