Khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng mạnh

MINH CHÂU 23/06/2024 01:20

Các doanh nghiệp lữ hành cho rằng, khách Trung Quốc đến Việt Nam đông nhất trong tháng 5 nhờ xúc tiến du lịch, lợi thế điểm đến gần, nhiều bãi biển đẹp.

3 địa phương Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam vừa phối hợp tổ chức giới thiệu du lịch tại Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) với chủ đề “Miền di sản diệu kỳ - Amazing Central Vietnam Heritage”.

>>Nâng kỳ vọng với du lịch Việt Nam năm 2025

Khu vực miền trung tập trung đẩy mạnh khách Trung Quốc

Theo ông Vũ Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc: “Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 530.000 lượt khách từ vùng lãnh thổ Đài Loan, tăng 110,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khoảng 45% du khách đến các điểm du lịch miền Trung như Huế, Hội An, Đà Nẵng…

Lượng du khách Việt Nam lựa chọn Đài Loan làm điểm đến du lịch yêu thích cũng ngày càng tăng. Chúng tôi tin rằng, số lượt du khách qua lại giữa hai bên trong năm nay sẽ vượt mức đỉnh cao của giai đoạn trước đại dịch”.

Sở Du lịch Đà Nẵng cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ tại Đà Nẵng đạt gần 3,78 triệu lượt, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2023, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm 2019. 

rong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 530.000 lượt khách từ vùng lãnh thổ Đài Loan, tăng 110,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 530.000 lượt khách từ vùng lãnh thổ Đài Loan, tăng 110,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

>>Chạy đua "hút" khách nội địa cho du lịch Việt

Sau hơn hai năm Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế và hơn một năm Trung Quốc mở lại biên giới vì dịch bệnh, quốc gia này giành lại ngôi vương là thị trường gửi khách quốc tế lớn nhất đến Việt Nam. Trước đó, vị trí này thuộc về khách Hàn Quốc. Tháng 4, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt hơn 357.900 lượt, nhỉnh hơn tháng 5 gần 700 lượt nhưng vẫn đứng thứ hai sau Hàn Quốc với gần 370.000 lượt.

Riêng đối với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), lượng khách đến Đà Nẵng chiếm 10,8% trong cơ cấu thị trường khách quốc tế và đứng vị trí thứ 2 trong tốp 10 thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng trong 5 tháng đầu năm 2024.

Thị trường khách lớn nhất của Việt Nam trước dịch Covid-19 là Trung Quốc thì trong tháng 5 vừa qua, cũng đã trở lại là thị trường khách lớn nhất. Bên cạnh đó, du khách Trung Quốc còn nổi tiếng với độ "chịu chi".

Trong khuôn khổ chương trình, 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam đã giới thiệu đến khách mời các sản phẩm du lịch đặc trưng của 3 địa phương, trong đó tập trung quảng bá chuyên sâu các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách Đài Loan như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hoá, ẩm thực, mua sắm, spa, du lịch MICE, golf, du lịch cưới và các chương trình sự kiện của 3 địa phương.

Đây là dịp tiếp cận, trao đổi, giới thiệu thông tin và chào bán các sản phẩm, dịch vụ du lịch với các đối tác, thúc đẩy sự trao đổi khách song phương giữa các bên.

Chiến lược ngoại giao đạt thành tựu đáng ghi nhận

Từ góc độ doanh nghiệp du lịch, CEO Aza Travel Nguyễn Tiến Đạt cho biết một trong những lý do khiến lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam cao nhất tháng 5 là nỗ lực "ngoại giao du lịch" giữa hai nước. Cục Du lịch Quốc gia đã có nhiều chiến dịch để kích cầu du lịch như quảng bá, xúc tiến để tăng lượng khách Trung nói riêng và quốc tế nói chung ghé thăm. Ngoài ra, tháng 5 cũng là tháng đầu hè, nhu cầu tắm biển, nghỉ mát của người dân Trung Quốc tăng. Tour du lịch biển đảo là một trong những sản phẩm hút khách của Việt Nam với thị trường khách này.

thị trường tỷ dân quay trở loại cũng sẽ góp phần vào sự hồi phục rất lớn cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Thị trường tỷ dân quay trở loại cũng sẽ góp phần vào sự hồi phục rất lớn cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Trung Quốc không có nhiều biển đẹp, nước ấm phù hợp để tắm như Việt Nam. Ngoài bay tới đảo Hải Nam, khách Trung Quốc chủ yếu tìm đến các khu vực nhiều biển đẹp tại Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam để nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia du lịch tại Việt Nam, khách Trung Quốc năm nay bị ảnh hưởng bởi kinh tế suy thoái. Do đó ngoài du lịch nội địa, sau dịch khách Trung thường ưu tiên chọn các điểm đến quốc tế an ninh, an toàn cao và gần để tiết kiệm chi phí. Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thị trường du lịch truyền thống của khách Trung trước dịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Báo chí “bắt tay” doanh nghiệp xúc tiến du lịch

    02:00, 21/06/2024

  • Du lịch Hà Nội 6 tháng đầu năm đạt nhiều tăng trưởng tích cực

    15:47, 20/06/2024

  • Cần cuộc “cách mạng” về du lịch

    02:00, 20/06/2024

  • Khai thác lợi thế phát triển du lịch tàu biển

    01:02, 18/06/2024

  • Nâng kỳ vọng với du lịch Việt Nam năm 2025

    01:00, 17/06/2024

MINH CHÂU