Chống khai “IUU”: Cần ý thức tuân thủ của chủ tàu và ngư dân

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 30/06/2024 00:38

Mọi nỗ lực của cả hệ thống chính trị có thể đổ xuống sông, xuống biển chỉ vì một hành động nhỏ của chủ tàu và ngư dân trong việc bất tuân thủ các quy định về khai thác thuỷ sản vi phạm IUU.

>>Gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản: Không chỉ vì IUU, EC mà vì ngành thuỷ sản bền vững

Cần lắm một ý thức nhỏ của “ngư dân”

Đáng chú ý, sự cố đáng tiếc xảy ra đối với 5 chủ tàu cá và ngư dân tại Bình Định do vi phạm lãnh hải nước ngoài mới đây, không chỉ để lại nhiều hệ luỵ cho ngành thuỷ sản Việt Nam trên thương trường quốc tế, mà còn biến mọi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền 28 địa phương bị đổ xuống sông, xuống biển trong hành trình gỡ “thẻ vàng” EC.  

, ngày 29/6/2024, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 ngư dân với tổng số tiền 4,5 tỉ đồng (mỗi người bị phạt 900 triệu đồng) do có tàu cá khai thác thủy sản vi phạm lãnh hải nước ngoài.

Ngày 29/6/2024, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 ngư dân với tổng số tiền 4,5 tỉ đồng do có tàu cá khai thác thủy sản vi phạm lãnh hải nước ngoài.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, ngày 29/6/2024, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 ngư dân với tổng số tiền 4,5 tỉ đồng (mỗi người bị phạt 900 triệu đồng) do có tàu cá khai thác thủy sản vi phạm lãnh hải nước ngoài. UBND tỉnh Bình Định buộc 5 người này phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân (lao động trên tàu cá) bị cơ quan thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước.

Những cá nhân bị xử phạt hành chính gồm: bà Nguyễn Thị Hiển (48 tuổi), Trương Hương (59 tuổi), Nguyễn Thị Hàng (46 tuổi, cùng ở xã Cát Minh, H.Phù Cát, Bình Định), Lê Thị Sáng (66 tuổi, TT.Cát Tiến, H.Phù Cát), Đặng Thị Nữ (37 tuổi, xã Cát Hanh, H.Phú Cát). 5 người này là chủ tàu cá (đã giao tàu cho người khác làm thuyền trưởng, máy trưởng) có hành vi đánh bắt thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác mà không có giấy phép. Hiện tàu cá đã bị cơ quan chức năng nước ngoài tạm giữ.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT), tàu cá vi phạm lãnh hải nước ngoài bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản. Lãnh đạo UBND xã, UBND huyện, thị xã, thành phố có tàu cá vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ cũng bị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bình Định có 8 tàu cá vi phạm lãnh hải nước ngoài, làm ảnh hưởng lớn đến công tác gỡ thẻ vàng của EC (Ủy ban châu Âu). Ngày 22/5/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu Sở NN-PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiếp tục tăng cường công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng liên quan khẩn trương điều tra, xử lý triệt để các trường hợp khai thác bất hợp pháp ở lãnh hải nước ngoài từ năm 2023 đến nay. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân, kiên quyết ngăn chặn không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp, vi phạm lãnh hải nước ngoài.

Liên quan tới tới 5 trường hợp vi phạm lãnh hải nước ngoài trong quá trình khai thác thuỷ sản, chia sẻ với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Ngọc An - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, hiện địa phương đã chỉ đạo các cấp các ngành tuyên truyền cho các chủ tàu, thuyền viên, ngư dân trong việc thực hiện nghiêm quy định về khai thác thuỷ sản tại các vùng biển, đặc biệt thực hiện nghiêm những cảnh bảo của Uỷ ban Châu âu về chống vi phạm IUU.

Cũng theo ông An, về nhiệm vụ cụ thể, UBND tỉnh Bình Định đã giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát các tàu cá đánh bắt ngoài khơi. Trong đó, những tàu ra khơi phải cam kết không đánh bắt ở các vùng biển nước ngoài.

“Tuyệt đối không cho phép các tàu cá “3 không” ra khơi. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ thông qua các dữ liệu, hệ thống định vị điện tử để kịp thời xử lý những tàu cá có nguy cơ vi phạm trong quá trình đánh bắt thuỷ sản ở vùng lãnh hải của nước ngoài”, ông An nhấn mạnh.

>>Gỡ “thẻ vàng” EC: Xử lý mạnh tay tàu “3 không” hoạt động

“Xử điểm” những vụ vi phạm để đảm bảo tính răn đe

Bình luận về những hành vi vi phạm của ngư dân trong quá trình đánh bắt của thuỷ sản vi phạm vùng lãnh hải nước ngoài, Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng, mọi nỗ lực của cả hệ thống chính trị có thể đổ xuống sông, xuống biển chỉ vì một hành động nhỏ của chủ tàu và ngư dân trong việc bất tuân thủ các quy định về khai thác thuỷ sản vi phạm IUU.

“Một hành động nhỏ của người dân về ý thức trong việc thực hiện nghiêm các quy định đánh bắt thuỷ sản trên biển sẽ góp phần thành công cho những nỗ lực gỡ “thẻ vàng” EC cho ngành thuỷ sản Việt Nam. Song, ngược lại, chúng ta cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt, nếu không muốn nói là mất tất cả nếu những hành động nhỏ ấy bị người dân bất chấp, quay lưng”, Luật sư Vân nói.

Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng, mọi nỗ lực của cả hệ thống Chính trị có thể đổ xuống sông, xuống biển chỉ vì một hành động nhỏ của chủ tàu và ngư dân trong việc bất tuân thủ các quy định về khai thác thuỷ sản vi phạm IUU.

Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: mọi nỗ lực của cả hệ thống Chính trị có thể đổ xuống sông, xuống biển chỉ vì một hành động nhỏ của chủ tàu và ngư dân trong việc bất tuân thủ các quy định về khai thác thuỷ sản vi phạm IUU.

Cũng theo Luật sư Vân, đã đến lúc chúng ta phải áp dụng những chế tài đủ mạnh, thậm chí nên “xử điểm” những vụ vi phạm để đảm bảo tính răn đe được quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản”.

Theo Luật sư Vân, Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP được ban hành nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự cũng như đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” EC, không để ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản và sinh kế ngư dân ven biển, làm giảm uy tín, vị thế, hình ảnh của quốc gia. Mặt khác, sự ra đời của Nghị quyết số 04 sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản, từ đó nâng cao hiệu quả công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Phú Yên: Đẩy mạnh nuôi biển để chống khai thác vi phạm "IUU"

    00:30, 26/06/2024

  • Thái Bình: Chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU

    00:30, 23/06/2024

  • Trường Sa cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU

    04:00, 01/06/2024

  • Nam Định: Xử phạt hành chính 78 tàu cá vi phạm khai thác IUU

    00:06, 25/05/2024

  • Nam Định: Quyết liệt triển khai chống khai thác IUU

    00:10, 24/05/2024

  • Hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU

    01:00, 14/05/2024

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 8/5: Hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU

    04:01, 08/05/2024

  • Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu triển khai nhiều giải pháp phòng chống IUU

    10:14, 07/05/2024

  • Gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản: Không chỉ vì IUU, EC mà vì ngành thuỷ sản bền vững

    03:00, 06/05/2024

  • Chống khai thác IUU: Vì sự phát triển ngành thuỷ sản ổn định và bền vững

    04:28, 27/04/2024

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG