Airbus mua một phần công ty hàng không với giá… 1 USD

QUÂN BẢO 02/07/2024 02:00

Công ty sản xuất ngành hàng không Spirit AeroSystems vừa bán mình cho Boeing với giá 4,7 tỷ USD, và bán một phần tài sản của mình cho Airbus với giá… 1 USD.

>>Cần cái “bắt tay” thực chất giữa hàng không và du lịch

Spirit AeroSystems vừa bán mình cho Boeing với giá 4,7 tỷ USD

Spirit AeroSystems vừa bán mình cho Boeing với giá 4,7 tỷ USD

Ngoài khoản phí 1 USD “có như không”, Airbus còn được Spirit AeroSystems bồi thường 559 triệu USD. Trong khi đó thương vụ mua lại Spirit AeroSystems là một phần trong nỗ lực của Boeing nhằm cải thiện quy trình kiểm soát chất lượng.

Hôm qua, thứ 2, ngày 1/7/2024, Boeing thông báo sẽ bỏ ra 4,7 tỷ USD để mua lại Spirit AeroSystems. Trước đây vào năm 2005, Spirit AeroSystems vốn dĩ là một phần của Boeing. Sau đó đơn vị này tách ra thành một công ty riêng lẻ. Đến hiện tại, Spirit AeroSystems đang trên bờ vực phá sản, hậu quả từ những sự cố liên quan đến máy bay của Boeing khiến Alaska Airlines phá sản hồi tháng 1.

Điều đáng chú ý là thương vụ Boeing mua lại Spirit AeroSystems lại có sự xuất hiện của Airbus, đối thủ của Boeing. Nguyên nhân vì Spirit AeroSystems cũng là đơn vị cung cấp một số linh kiện cực kỳ quan trọng đối với Airbus.

Airbus tuyên bố họ đã ký một thỏa thuận ràng buộc và có quyền mua lại các hoạt động sản xuất “có liên quan đến Airbus”, bao gồm sản xuất phần thân máy bay cho dòng A350 và sản xuất giá treo, cánh, thân giữ cho dòng phản lực A220. Tuy nhiên mức giá chỉ là tượng trưng, 1 USD! Đồng thời Spirit AeroSystems còn phải bồi thường cho Airbus 559 triệu USD.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Airbus mua tài sản với giá rẻ. Dòng A220 của họ vốn dĩ khởi nguồn từ chương trình Bombardier CSeries.Năm 2018, khi chương trình này gặp vấn đề tài chính, Airbus đã mua lại 50% cổ phần với giá 1 đô Canada!

Quay trở lại với thương vụ của Boeing. Spirit chính là đơn vị chế tạo thân máy bay Alaska 737 Max, loại phương tiện có chốt cửa bị hư, cửa mở, nổ tung giữa không trung và gây nên cuộc khủng hoảng tại Boeing. Vài tuần sau sự việc này, Boeing đã bắt đầu đàm phán để mua lại Spirit nhằm nỗ lực cải thiện quy trình kiểm soát chất lượng.

Trong báo cáo sơ bộ, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết Spirit đã xuất xưởng các máy bay có đinh tán bị hỏng đến nhà máy của Boeing. Sau đó, các bên đã mở chốt cửa ra để giải quyết sự cố này, thế nhưng lại không chốt lại trước khi giao máy bay cho Alaska Airlines.

Những sự cố này khiến CEO Dave Calhoun của Boeing phải từ chức. Bộ Tư pháp cũng đang xem xét cáo buộc hình sự đối với Boeing. Có thể thông tin sẽ được công bố trong tuần tới.

Có thể nói sự cố liên quan đến máy bay Boeing đã gây nên khủng hoảng trong ngành hàng không toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Vì lỗi động cơ, có gần 50 tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam bị triệu hồi, khiến đội tàu bị thiếu hụt, chỉ còn trên dưới 160. Dự khiến phải đến hết năm 2026, thậm chí đầu năm 2027 thì các máy bay này mới có thể hoạt động trở lại. Tàu bay thiếu trong bối cảnh nhu cầu tăng cao đã khiến giá vé máy bay nội địa tăng vọt.

Trước tình trạng này, Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa yêu cầu các hãng phải thực hiện nghiêm quy định về giá vé máy bay, cũng như nghiên cứu, tìm cách bổ sung tàu bay.

Chắc chắn đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản, vì vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy Boeing có thể nhanh chóng giải quyết khủng hoảng. Tuy nhiên các hãng vẫn đang nỗ lực để cải thiện, chủ yếu bằng cách tăng thời gian khai thác hoặc bổ sung tàu bay trong giai đoạn hè cao điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Câu chuyện giá vé máy bay: Cần sự công bằng cho các hãng hàng không

    Câu chuyện giá vé máy bay: Cần sự công bằng cho các hãng hàng không

    05:00, 10/06/2024

  • Cổ phiếu cảng hàng không ACV hút dòng tiền

    Cổ phiếu cảng hàng không ACV hút dòng tiền

    05:07, 12/06/2024

  • Hợp tác phát triển nhân lực ngành hàng không vũ trụ Việt Nam

    Hợp tác phát triển nhân lực ngành hàng không vũ trụ Việt Nam

    16:00, 07/06/2024

QUÂN BẢO