Nền kinh tế đã phục hồi như trước đại dịch COVID-19
Nền kinh tế đã phục hồi trở lại như trước đại dịch COVID-19, và tiếp tục xu hướng tích cực. Với mức tăng trưởng GDP quý II đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%,
>>Nam Định: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 11 cả nước
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, chiều 6/7.
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, tính chung 6 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý II phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản tại Nghị quyết 01 (5,5-6%).
“Trong đó, cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng tốt như nông nghiệp tăng 3,38%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, dịch vụ tăng 6,64%”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 4,08%, lạm phát cơ bản tăng 2,75%.
An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm. Xuất khẩu gạo đạt trên 4,6 triệu tấn, kim ngạch gần 3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,4% và 32% so với cùng kỳ. Cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.
Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Tính chung 6 tháng xuất khẩu tăng 14,5%, nhập khẩu tăng 17%, xuất siêu 11,63 tỷ USD.
Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh, với tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,6%. Số lượt khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch COVID-19).
Tình hình tài chính - NSNN tiếp tục được cải thiện rõ nét. Tổng thu NSNN 6 tháng đạt 60% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi NSNN được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều giới hạn quy định.
>>Thái Bình: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế để cán đích năm
>>Đắk Nông triệt tiêu “rào cản” tăng trưởng kinh tế
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 7,5%, tính chung 6 tháng tăng 6,8%. Trong đó, vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng 4,8%, khu vực ngoài nhà nước tăng 6,7%, khu vực FDI tăng 10,3%.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,39% kế hoạch. Thu hút FDI 6 tháng đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1%, vốn FDI thực hiện đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% (cao nhất 5 năm qua).
Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Tính chung 6 tháng có 80.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 6,1% và 39.100 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Triển khai hiệu quả tăng thu, tiết kiệm chi, cơ cấu lại đầu tư công để có khoảng 700.000 tỷ đồng thực hiện tăng lương với lộ trình phù hợp, được dư luận, người hưởng lương đồng tình cao.
Đặc biệt, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết đã có nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam, như ADB, Standard Chartered, HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam khoảng 6%.
“IMF đánh giá Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng 6,4% giai đoạn 2024-2029. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng tăng 2 bậc…”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nam Định: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 11 cả nước
02:36, 05/07/2024
Hải Phòng: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 5 các thành phố trực thuộc Trung ương
17:39, 04/07/2024
Triển vọng kinh tế tích cực, lãi suất giữ ổn định như hiện tại
04:50, 03/07/2024
Hải Phòng: Khu Kinh tế ven biển Nam Đồ Sơn đang được xem xét việc phê duyệt
19:49, 02/07/2024