Phục hồi “sức khỏe” doanh nghiệp: Củng cố niềm tin kinh doanh
Nhiều cơ chế, chính sách của Chính phủ đã được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng nhưng tập trung nhiều ở phía cầu, còn ở phía cung - doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh.
>>Giải phóng nguồn lực để phục hồi “sức khỏe” doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập; thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.
Là một trong những ngành hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm song đây là thời điểm, gỗ và sản phẩm từ gỗ đang phải chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt.
Ứng phó với khó khăn
Nói như ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, sản phẩm gỗ đang bị “nội soi” rất kỹ với những yêu cầu khắt khe của thị trường liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội. Thách thức mới nảy sinh trong khi khó khăn cũ tồn tại dai dẳng nhiều năm vẫn chưa được tập trung giải quyết triệt để đang tác động đến tâm lý kinh doanh doanh nghiệp. Đó là những gian nan trong hoàn thuế VAT liên quan đến chuỗi cung ứng từ F0 đến F5; kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trong không gian kinh tế được mở rộng với các chính sách tạo tương tác và hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI…
Dệt may đang là ngành hàng phục hồi tốt, song một trong những khó khăn của các doanh nghiệp đến từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Ông Trịnh Thanh Định - đại diện công ty CP sản xuất hàng thể thao Tân Đệ (Thái Bình) từ đầu năm nay đến hết quý 3, đơn hàng của công ty quá dồi dào, công nhân tại các nhà máy đang làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ giao hàng cho đối tác. Hiện, Tân Đệ đang tiếp tục liên hệ với các đối tác để tìm kiếm đơn hàng mới cho quý cuối cùng của năm 2024. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tăng trưởng nhân sự của công ty chậm hơn so với mọi năm.
Những khó khăn được nhận diện của doanh nghiệp gỗ hay dệt may không chỉ là khu biệt cho từng đơn vị, ngành nghề mà đang được nhìn thấy ở nhiều ngành nghề chủ lực khác như điện - điện tử, cao su, thực phẩm…
Những bước ngoặt thay đổi
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, nhiều cơ chế, chính sách của Chính phủ đã được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng nhưng tập trung nhiều ở phía cầu, còn ở phía cung - doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh để năng lực cạnh tranh và thích ứng. Chuyên gia đề xuất cần ưu tiên cho chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, bảo hộ có chọn lọc và chia sẻ nguồn tài nguyên từ phía doanh nghiệp nhà nước sang khối tư nhân để có thể đẩy nhanh tốc độ tích lũy vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đồng quan điểm, tiếng nói từ các ngành hàng, nhiều doanh nghiệp mong muốn Chính phủ có những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm cải thiện rào cản lớn là thủ tục đầu tư kinh doanh. Trong vướng mắc thể chế, có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện và thủ tục kinh doanh còn rườm rà, ách tắc; có quy định chưa theo kịp hoặc chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn đang thay đổi rất nhanh, nhất là ở những ngành nghề, lĩnh vực mới.
Chẳng hạn, quy chuẩn về chế biến, bảo quản sau thu hoạch đang được cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu rau quả mong đợi. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng quy chuẩn chế biến của các nước nhập khẩu để bảo quản, sơ chế, chế biến và xuất khẩu sang thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ tích phát triển kinh tế của Việt Nam là xuất khẩu
18:28, 26/06/2024
Ngành sản xuất cải thiện nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh
11:03, 01/07/2024
Việt Nam cần ưu đãi thuế và vốn phát triển sản xuất chip bán dẫn
10:55, 01/07/2024
Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất lúa gạo carbon thấp
19:07, 30/06/2024