Xây dựng các hình thức hợp tác công - tư trong nghiên cứu giống lúa
Đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành danh mục về giống, sản phẩm, quy trình công nghệ cũng như trình tự, thủ tục chuyển giao, công nhận cho các đơn vị.
>>Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp để thu hút đầu tư
Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed):
Thời gian qua, Vinaseed đã tổ chức mua bản quyền 8 giống lúa, chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền 3 giống lúa và hợp tác với các nhà khoa học để chuyển giao các dòng triển vọng. Vinaseed cũng tham gia tài trợ cho các Viện nghiên cứu bằng các hình thức hợp tác công tư, tham gia các dự án về khoa học công nghệ.
Hiện nay, Công ty đang hợp tác để tham gia vào các dự án, cung cấp kinh phí để khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất (VCU, DUS), thậm chí hỗ trợ toàn bộ các chi phí để công nhận giống, để có được những quyền ưu tiên hợp tác trong kinh doanh.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học do các Viện của Nhà nước thực hiện, dù doanh nghiệp góp vốn 30-40% cho quá trình nghiên cứu thì giống lúa sau khi nghiên cứu thành công sẽ vẫn là tài sản công, doanh nghiệp không có quyền được sở hữu để tự định đoạt, chuyển nhượng...
Trong quá trình thực tế hợp tác và chuyển giao, mặc dù Vinaseed cùng với các Viện rất mạnh dạn trong vấn đề hợp tác nhưng tất cả đều chỉ đang dựa trên pháp luật dân sự điều chỉnh, theo ý chí của các bên hợp tác với nhau, thỏa thuận với nhau. Điều đó có nghĩa là không có hành lang pháp lý thống nhất nào của cơ quan Nhà nước, mà theo Điều 52 của Luật Chuyển giao công nghệ quy định rằng, đối với các sản phẩm, kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp thì trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải ban hành danh mục giống, sản phẩm, quy trình công nghệ cũng như trình tự, thủ tục chuyển giao, công nhận.
Do đó, đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành danh mục về giống, sản phẩm, quy trình công nghệ cũng như trình tự, thủ tục chuyển giao, công nhận cho các đơn vị. Từ danh mục này, các doanh nghiệp sẽ biết và có hướng dẫn về trình tự, thủ tục phù hợp để có thể hợp tác, chuyển giao và thương mại hóa các giống tốt trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề xuất cơ quan quản lý nhà nước sớm có hướng dẫn về hợp tác công - tư để huy động hiệu quả nguồn lực xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Hàng triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp là nguồn lực của kinh tế tuần hoàn
02:00, 09/07/2024
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp để thu hút đầu tư
17:10, 03/07/2024
Quốc gia nào "mở đường" áp thuế carbon ngành nông nghiệp?
03:30, 28/06/2024
Sửa Luật thuế 71: Vì một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững
15:45, 17/06/2024