"Gỡ khó" cho doanh nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá

THU HÀ 14/07/2024 14:25

Truy xuất nguồn gốc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

>>>Hải Dương: Hút các doanh nghiệp chế biến, chế tạo đến đầu tư

Vừa qua, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp tỉnh Hải Dương phát triển, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương phối hợp với Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) Việt Nam tổ chức hội thảo “Truy xuất nguồn gốc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn và thị trường trên các nền tảng số”.

Phát biểu tại buổi hội thảo bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Viện trưởng - Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI cho biết, hiện nay về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thì khó khăn lớn nhất gặp phải là vốn và thị trường. Từ đó, việc truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chuỗi cung ứng liên quan, góp phần hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá từ khi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Theo đó, giúp hạn chế tình trạng sản phẩm, hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.

bà Lương Thu Hương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương

Bà Lương Thu Hương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương phát biểu tại hội thảo

Từ những vấn đề trên, để giúp các doanh nghiệp, thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hoá, các cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan. Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc. Mới đây, Bộ khoa học công nghệ đã ban hành thông tư số 02/2024/TT/-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá có hiệu lực 1.6 nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Tại hội thảo bà Lương Thu Hương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương nhận định, Hiện nay người tiêu dùng luôn mong muốn mua được những sản phẩm sử dụng chính hãng của nhà sản xuất, sản phẩm có uy tín thương hiệu.

Do vậy, truy xuất nguồn gốc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trách nhiệm quyền lợi của nhà sản xuất, tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất và thương mại hàng hoá trên thị trường. Đây cũng là động lực có tính tiên quyết buộc các nhà sản xuất phải thường xuyên liên tục nghiên cứu đổi mới sáng tạo để sản phẩm hàng hoá từng bước được gia tăng giá trị.

thảo bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Viện trưởng - Viện Phát triển doanh nghiệp, VCCI

Bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Viện trưởng - Viện Phát triển doanh nghiệp, VCCI

Chia sẻ thêm thông tin ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam cũng cho biết, để giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ hơn các quy định của chính phủ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, giúp người tiêu dùng có công cụ kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa trước khi mua hàng. Với khả năng truy vết, giải pháp truy vết nguồn gốc Truedata giúp cho Doanh nghiệp nhận biết được sản phẩm của mình có bị làm giả hay không, giúp người tiêu dùng đánh giá được sản phẩm và quyết định trong việc lựa chọn mua sản phẩm. Là công cụ để cơ quan quản lý kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bên cạnh đó, việc truy xuất nguồn gốc hàng hoá trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, xã hội đã từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống. Từ tin học hoá đến số hoá thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức kinh doanh , tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo

Doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp ông Đoàn Văn Vẽ - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty CP Đoàn Minh Công cho biết, qua hội thảo này chúng tôi tìm hiểu được công nghệ lõi trong nền tảng số của TrueData, đây là phương thức thu thập dữ liệu của Truedata lần đầu tiên trên thế giới dữ liệu được thu thập qua giao tiếp giữa Chip RFID và điện thoại.

Bên cạnh đó, thẻ định danh giúp cho các doanh nghiệp quản lý được thông tin đường đi của sản phẩm đến tay người tiêu dùng không bị làm giả xuất xứ của sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp có thể đăng các thông tin từ xuất xứ nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, đóng gói qua kênh phân phối đến tay người tiêu dùng thông tin minh bách tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng dễ dàng quản lý, kiểm tra thông tin sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng, ông Vẽ cho biết thêm.

Sabr phẩm hàng hoá được bảo hộ truy xuất nguồn gốc

Sản phẩm hàng hoá được bảo hộ truy xuất nguồn gốc

Đồng quan điểm bà Bùi Thị Khánh - Giám đốc Công ty Khánh Thọ chia sẻ, Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá giúp cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều bổ ích, tiếp cận nhiều công nghệ mới nhất giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được đảm bảo.

Về vấn đề tiếp cận nguồn vốn, ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc ngân hàng chi nhánh Sacombank Hải Dương cho rằng, Ngân hàng bản thân cũng là doanh nghiệp nên rất cần tăng trưởng tín dụng vì vậy ngân hàng luôn tìm kiếm các doanh nghiệp tiềm năng để tăng trưởng tín dụng. Nhưng quá trình tiếp cận nguồn vốn của doanhh nghiệp liên quan đến nhiều yếu tố như, báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo…nên nhiều doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được nguồn vốn như kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Kết nối vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

    Hải Dương: Kết nối vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

    09:23, 09/07/2024

  • Hải Dương: Quyết liệt triển khai xây dựng nhà ở xã hội

    Hải Dương: Quyết liệt triển khai xây dựng nhà ở xã hội

    11:03, 09/07/2024

  • Hải Dương: Hút các doanh nghiệp chế biến, chế tạo đến đầu tư

    Hải Dương: Hút các doanh nghiệp chế biến, chế tạo đến đầu tư

    16:46, 09/07/2024

THU HÀ