Đắk Nông lấy sự hài lòng, niềm tin của người dân làm thước đo

NGUYỄN MINH 15/07/2024 13:55

Để góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, chính quyền tỉnh Đắc Nông đang tiếp tục nỗ lực phục vụ, kiến tạo, lấy sự hài lòng, niềm tin của dân làm thước đo.

Người dân đến Bộ phận Một cửa giải quyết TTHC

Người dân đến Bộ phận Một cửa giải quyết TTHC

>>>“Kim chỉ nam” giúp Đắk Nông hiện thực mục tiêu CCHC

Theo các chuyên gia nhìn nhận, Kế hoạch số 314/KH-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, Hồ Văn Mười ký ban hành ngày 14/5/2024 về khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2024 – 2026 hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình...

Dân giám sát cho điểm

Thực tế, ngoài việc hàng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp thì, việc khảo sát còn cung cấp cho UBND tỉnh, chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các thông tin khách quan về nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên cảm nhận của người dân.

Mặt khác, đề xuất, kiến nghị chính quyền địa phương, cơ quan hành chính nhà nước các cấp các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và sự hài lòng của người dân. Nâng cao nhận thức, văn hóa công sở, đạo đức công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tạo điều kiện, cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Đáng chú ý là phương pháp khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông chú trọng bảo đảm khoa học, hiện đại, khả thi, dễ áp dụng, phù hợp với thực tiễn. Nội dung, các yếu tố, tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của CCHC nhà nước, quy định của pháp luật hiện hành; cho phép điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của CCHC nhà nước, bối cảnh thực tiễn ở từng thời điểm cụ thể.

Cùng với đó, có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân bảo đảm khách quan, chính xác, đại diện cho ý kiến của người dân thuộc mọi thành phần.

3 nội dung trọng tâm

Trao đổi với phóng viên DĐDN, sau hơn 2 tháng UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch số 314/KH-UBND về khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2024 – 2026, bà nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông cho biết: “Tuỳ vào điều kiện thực tế, các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện sẽ tiến hành việc khảo sát và hoàn thành báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 31/10 hàng năm. Sở Nội vụ hoàn thành việc khảo sát và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước 30/11 hàng năm” bà Hường khẳng định.

Cũng theo bà Hường, việc đo lường sự hài lòng của người dân theo Kế hoạch được thực hiện đối với 03 khía cạnh gồm: Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Trong đó, việc đo lường nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm các tiêu chí như: Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công; Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công; Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân; Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công; Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết TTHC; Cảm nhận của người dân về tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết TTHC; Mức độ phù hợp của các hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân; Sự trải nghiệm của người dân về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.

đo lường sự hài lòng của người dân theo Kế hoạch được thực hiện đối với 03 khía cạnh gồm: Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Đo lường sự hài lòng của người dân theo Kế hoạch được thực hiện đối với 03 khía cạnh gồm: Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Riêng đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện thông qua 02 nội dung: Đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công gồm: Các chính sách công quan trọng đối với đời sống của người dân được lựa chọn để đo lường sự hài lòng cua người dân (Chính sách phát triển kinh tế; chính sách khám, chữa bệnh; chính sách giáo dục phổ thông; chính sách nước sinh hoạt; chính sách điện sinh hoạt; chính sách trật tự, an toàn xã hội; chính sách giao thông đường bộ; chính sách an sinh, xã hội; chính sách CCHC).

Và 04 yếu tố quan trọng của nội dung “Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công” được lựa chọn để đo lường sự hài lòng của người dân, gồm: Trách nhiệm giải trình của chính quyền; Sự tham gia của người dân; Chất lượng tổ chức thực hiện chính sách; Kết quả, tác động của chính sách.

Đối với việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công gồm: Các dịch vụ hành chính công được lựa chọn để đo lường sự hài lòng của người dân là các dịch vụ hành chính công phổ biến được cung ứng tại các cấp chính quyền địa phương.

Cùng với đó, 05 yếu tố quan trọng của nội dung cung ứng dịch vụ hành chính công được lựa chọn để đo lường sự hài lòng của người dân như: Tiếp cận dịch vụ; TTHC; Công chức trực tiếp giải quyết công việc; Kết quả dịch vụ; Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân.

Triển khai Mô hình khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thông qua ứng dụng mã QR Code.

Đắk Nông triển khai Mô hình khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thông qua ứng dụng mã QR Code.

>>>Ngành Tài nguyên và môi trường Đắk Nông: Hướng tới nền hành chính công phục vụ

Các tiêu chí đo lường nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước sẽ bao gồm: Nâng cao tính công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân. Tăng cường trách nhiệm giải trình của chính quyền đối với người dân. Mở rộng các cơ hội tham gia giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giải quyết công việc cho người người dân. Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân.

Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân trong giải quyết công việc cho người dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết công việc cho người dân. Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân.

“Trên cơ sở kết quả khảo sát, Sở Nội vụ sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cung ứng dịch vụ công để nâng cao sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đánh giá, báo cáo Bộ Nội vụ, UBND tỉnh về việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, chương trình, kế hoạch hành động khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ người dân của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về việc triển khai và kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người dân tới toàn thể CBCCVC, người dân, xã hội. Định kỳ nghiên cứu, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung phương pháp nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, định hướng CCHC của Chính phủ” bà Hường cho hay.

Có thể bạn quan tâm

  • Đắk Nông: Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

    16:27, 27/06/2024

  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông: “Cầu nối” chính quyền - doanh nghiệp

    16:22, 27/06/2024

  • Ngành Tài nguyên và môi trường Đắk Nông: Hướng tới nền hành chính công phục vụ

    16:16, 27/06/2024

  • “Kim chỉ nam” giúp Đắk Nông hiện thực mục tiêu CCHC

    16:06, 27/06/2024

  • Đắk Nông "tuyên chiến" với nạn sản xuất, buôn bán hàng giả

    00:06, 05/07/2024

NGUYỄN MINH