"Bùng nổ" thương mại mạng xã hội tại Đông Nam Á

CẨM ANH 20/07/2024 03:30

Theo Báo cáo bán lẻ Đông Nam Á 2024 của Shopify, 68% các nhà bán lẻ trong khu vực có kế hoạch tăng đầu tư vào thương mại mạng xã hội trong 12 tháng tới.

>> Các mạng xã hội “tận thu” quảng cáo

68%

68% nhà bán lẻ Đông Nam Á có kế hoạch tăng đầu tư vào thương mại mạng xã hội trong 12 tháng tới.

Nhận định này phù hợp với phát hiện rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội hiện là động lực lớn nhất thúc đẩy việc khám phá thương hiệu và sản phẩm ở Đông Nam Á, với hơn 4/5 người tiêu dùng (82%) khám phá ra các sản phẩm mới thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Các nền tảng thương mại mạng xã hội đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong khu vực, với các nền tảng như TikTok dự kiến sẽ tăng lượng người dùng của họ ở Châu Á - Thái Bình Dương thêm 11,3% vào năm 2024. Phù hợp với điều này, 39% nhà bán lẻ được khảo sát cho báo cáo của Shopify cho biết mức độ tương tác trên các kênh mạng xã hội là một trong những số liệu quan trọng nhất để xác định tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư (ROI) của hạ tầng thương mại, chỉ xếp sau biên lợi nhuận (44%).

Tổng khối lượng hàng hóa gộp (GMV) thương mại điện tử của khu vực đạt 114,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng 15% so với một năm trước đó. Shopee vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 48% thị phần, tiếp theo là Lazada với 16,4%, TikTok và Tokopedia mỗi bên chiếm 14,2%. Giám đốc điều hành Momentum Works Jianggan Li cho biết TikTok đã trở thành một đối thủ rất đáng gờm ở Đông Nam Á, nơi công ty đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD.

Eugene Chua, Giám đốc điều hành Thương mại điện tử và Bán hàng toàn cầu tại Secretlab, một khách hàng của Shopify, cho biết trong báo cáo: "Do tình hình kinh tế, khách hàng đã trở nên sáng suốt và chọn lọc hơn trong cách họ chi tiêu tiền của mình. Mạng xã hội tiếp tục đóng vai trò lớn như một nền tảng khám phá và ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của khách hàng”.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra, bối cảnh kinh tế hiện tại đã tác động rất lớn đến hành vi mua sắm. Lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao đã khiến phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á (83%) cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.

Vì Đông Nam Á là khu vực đang phát triển nhanh chóng, nên không có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng Đông Nam Á rất quan tâm đến giá khi gần như tất cả người tiêu dùng được khảo sát (96%) cho biết họ sẽ trung thành với một thương hiệu nếu thương hiệu đó đưa ra nhiều ưu đãi, trong đó 70% cảm thấy thích việc giảm giá hoặc có nhiều chương trình khuyến mãi.

Các bán lẻ Đông Nam Á cũng đang cạnh tranh để mang lại trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng vì đây là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định mua sắm bên cạnh giả cả. Chẳng hạn, tại Singapore, các cân nhắc mua sắm trực tuyến hàng đầu của người tiêu dùng là miễn phí vận chuyển (71%), khả năng thanh toán dễ dàng (55%) và trả lại hàng miễn phí (51%). Các ưu tiên trải nghiệm mua sắm hàng đầu tại cửa hàng truyền thống bao gồm đội ngũ nhân viên am hiểu (56%), sản phẩm có sẵn (55%) và dịch vụ chu đáo (36%), theo khảo sát của Shopify.

Mặc dù điều này có thể khiến các nhà bán lẻ cảm thấy bắt buộc phải tham gia vào cuộc chiến giá cả cạnh tranh, nhưng mối quan tâm lớn thứ hai của người tiêu dùng là chất lượng sản phẩm. Theo các chuyên gia, điều này có nghĩa là các nhà bán lẻ phải tìm ra sự cân bằng giữa một sản phẩm mà người tiêu dùng thấy có giá trị tốt và tạo ra biên lợi nhuận mà không quá đắt hoặc phải cắt giảm chất lượng.

Mặc dù người dân ở Đông Nam Á đang thắt chặt chi tiêu hơn, báo cáo của Shopify khẳng định rằng chỉ có một phần năm các nhà bán lẻ coi chi tiêu của người tiêu dùng là một thách thức. Hơn nữa, chỉ có 10% các nhà bán lẻ đang giảm giá, trong khi 26% đang tăng giá do chi phí tăng.

>> Thương mại mạng xã hội thành tâm điểm ở Đông Nam Á

Các nền tảng mạng xã hội đang khuyến khích người dùng mua sắm nhiều hơn

Các nền tảng mạng xã hội đang khuyến khích người dùng mua sắm nhiều hơn.

Để khuyến khích người tiêu dùng trung thành hơn trong bối cảnh hầu bao thắt chặt, báo cáo gợi ý rằng các nhà bán lẻ nên xem xét các phương pháp khác để tăng thêm giá trị cho cuộc sống của khách hàng, chẳng hạn như thông qua các phần quà cho khách hàng thường xuyên.

Những phần quà này có thể được sử dụng để cho thấy cách các nhà bán lẻ hiểu khách hàng của mình và có thể cung cấp những trải nghiệm tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Ví dụ, một thương hiệu thể thao có thể hợp tác với một công ty dinh dưỡng để cung cấp quà tặng miễn phí khi đặt hàng hoặc giảm giá đặc biệt.

Những gì các thương hiệu thực sự đang làm là tập trung vào dịch vụ khách hàng của họ. Để tăng cường trải nghiệm của khách hàng, các nhà bán lẻ cũng cần chuẩn bị những kế hoạch tăng đầu tư tài chính vào trải nghiệm kỹ thuật số, chương trình khách hàng thân thiết và phạm vi sản phẩm của họ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thương mại mạng xã hội thành tâm điểm ở Đông Nam Á

    Thương mại mạng xã hội thành tâm điểm ở Đông Nam Á

    02:30, 18/07/2024

  • Đề xuất cấm mua bán thuốc qua mạng xã hội: Chuyên gia nói gì?

    Đề xuất cấm mua bán thuốc qua mạng xã hội: Chuyên gia nói gì?

    21:26, 19/06/2024

  • Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: Đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội

    Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: Đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội

    16:01, 18/06/2024

  • BeReal: Mạng xã hội “chân thực” thoái trào

    BeReal: Mạng xã hội “chân thực” thoái trào

    02:30, 18/06/2024

  • Các mạng xã hội “tận thu” quảng cáo

    Các mạng xã hội “tận thu” quảng cáo

    02:30, 06/06/2024

  • Mỹ sẽ

    Mỹ sẽ "chia để trị" mạng xã hội?

    04:00, 16/02/2024

CẨM ANH